Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

11 lễ hội mùa hè đặc sắc trên thế giới không thể bỏ qua

“Nghỉ hè” không chỉ là định nghĩa dành riêng cho lứa tuổi học sinh. Có thể nói rằng mùa hè là mùa của lễ hội, các sự kiện đặc sắc với những chủ đề và ý nghĩa khác nhau được tổ chức và thu hút hàng triệu người đến tham dự. Dưới đây là những lễ hội hè ấn tượng trên thế giới:

1. Lễ hội đập gối International Pillow Fight Day

Lễ hội đập gối hay còn được gọi là International Pillow Fight Day là một trong những lễ hội mùa hè rất phổ biến trên thế giới. Vào ngày này, mọi người tập trung tại một địa điểm cố định để có thể thoải mái “đánh nhau” bằng… gối theo quy định đã được đặt trước. Đây là dịp mà người tham gia có thể thoải mái vua đùa và xả stress, bên cạnh đó, lễ hội này cũng là cơ hội giúp gắn kết tình cảm bạn bè hoặc làm quen với bạn mới.

Lễ hội đập gối diễn ra trên 120 thành phố, 39 quốc gia vào ngày 6/4 hằng năm và ngày càng thu hút sự tham gia của cư dân nhiều thành phố.


Lễ hội đập gối diễn ra tại quảng trường Trafalgar ở London, Anh (Nguồn ảnh: Baltimore Sun’s Darkroom)

2. Lễ hội vẽ trên cơ thể tại Áo

Lễ hội vẽ trên cơ thể (World Bodypainting Festival) diễn ra vào tháng 7 hằng năm ở thị trấn Pörtschach, Áo. Không chỉ mang tính giải trí đơn thuần, lễ hội này được tổ chức nhằm chứng minh rằng nghệ thuật vẽ cơ thể không chỉ đơn thuần là việc “tô màu lên cơ thể” mà đó là một môn nghệ thuật đỉnh cao.

Hầu hết mọi người tham gia lễ hội là các nghệ sĩ make up chuyên nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau. Họ quy tụ về đây để có thể thoải mái sáng tạo, phun sơn hoặc bọt biển lên thân hình của người mẫu tạo nên các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.

Lễ hội ấn tượng này từng thu hút 30.000 người từ 44 quốc gia trên thế giới đến tham dự.


Một nghệ sĩ đang sáng tạo tác phẩm nghệ thuật thực sự trong Lễ hội Bodypainting tại Pörtschach, Áo (Nguồn ảnh: New York Daily News)

3. Lễ hội âm nhạc Glastonbury tại Anh

Diễn ra cuối tháng 6 hằng năm, đại nhạc hội Glastonbury được xem là lễ hội âm nhạc lớn nhất trên thế giới nói chung và ở nước Anh nói riêng. Đây là dịp mà nhiều ngôi sao âm nhạc lớn trên toàn thế giới hội tụ, thu hút hàng triệu khán giả yêu thích âm nhạc đến tham gia.


Khán giả từ khắp nơi trên thế giới háo hức tham dự đại nhạc hội Glastonbury (Nguồn ảnh: Touch Fm Live)

Tuy thường diễn ra lúc thời tiết xấu, mưa nhiều nhưng có lẽ thời tiết không thể ngăn cản mọi người cháy hết mình cùng đam mê âm nhạc. Những cơn mưa lớn và mặt đất lầy lội đã trở thành một “đặc sản” của lễ hội này. Khán giả còn tận dụng luôn cơ hội này để thỏa sức vui đùa trong bùn lầy ẩm ướt.


Mặc kệ bùn lầy nhớp nháp, các cô gái vẫn “quẩy” hết mình trong không khí tưng bừng của lễ hội (Nguồn ảnh: The Independent)

4. Lễ hội ném cà chua La Tomatina tại Tây Ban Nha

Bắt đầu từ năm 1945, lễ hội ném cà chua La Tomatina được tổ chức và trở thành lễ hội mùa hè rất nổi tiếng ở Tây Ban Nha. Sự kiện này diễn ra thường niên vào tháng 8 tại thị trấn nhỏ Bunol của Tây Ban Nha với hơn 150.000 quả cà chua được chuẩn bị làm “vũ khí chiến đấu”.

Vào khoảng 10 – 11 giờ sáng, một miếng thịt nướng sẽ được đưa lên cột cao và khi miếng thịt bị lấy xuống thì cũng là lúc lễ hội bắt đầu. Có một số điều cần lưu ý khi tham gia “trận chiến” này như: đeo găng tay và kính mắt, cần phải bóp nát cà chua trước khi ném đi, không được mang vũ khí sắc nhọn vào lễ hội cũng như không được xé quần áo của người khác.

Trong thời gian diễn ra lễ hội cà chua còn có rất nhiều những hoạt động vui chơi giải trí khác như: các chương trình âm nhạc, bắn pháo hoa, tham gia cuộc thi nấu cơm,…

Năm nay, La Tomatina sẽ tổ chức vào ngày 30/8 và chỉ giới hạn cho 20.000 người tham gia.


Liệu bạn có đủ can đảm để tham gia trận chiến này? (Nguồn ảnh: La Tomatina)

5. Lễ hội đổ rượu Wine Fight tại Tây Ban Nha

Một lễ hội mùa hè khác diễn ra tại Tây Ban Nha cũng không kém phần náo nhiệt là lễ hội La Batalla del Vino hay còn gọi là Lễ hội đổ rượu (Wine Fight). Sự kiện này được tổ chức tại thị trấn nhỏ Haro của vùng Rioja với hàng nghìn người đi ra đường và… đổ rượu lên người nhau.


Khắp nơi tràn ngập sắc tím của rượu (Nguồn ảnh: Daily Mail)

6. Lễ hội hoa Genzano Infiorata tại Ý

Kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 1778, lễ hội hoa truyền thống Genzano Infiorata, lễ hội tôn vinh Thánh thể với quy mô ngày càng lớn đã trở thành một sự kiện tôn giáo, lịch sử, dân gian nổi tiếng nhất nước Ý và cả thế giới khi đón hơn 150.000 du khách mỗi năm.

Trong ba ngày diễn ra lễ hội, mọi người từ khắp nơi đổ về con đường chính Via Belardi dẫn đến nhà thờ Santa Maria della Cima để chiêm ngưỡng những thảm hoa tuyệt đẹp, được thiết kế như các tác phẩm nghệ thuật mang chủ đề tôn giáo hay các kiệt tác hội họa do các nghệ sĩ địa phương thể hiện.

Điểm thú vị của sự kiện này là vào ngày cuối cùng, học sinh địa phương được phép chạy tràn lên thảm hoa để xóa tan chúng như một nghi thức chấm dứt lễ hội.


Thảm hoa khổng lồ trong lễ hội truyền thống Genzano Infiorata tại Ý (Nguồn ảnh: VisitLazio)

7. Lễ hội hoa Feria las Flores tại Colombia

Lễ hội hoa Feria las Flores tại Colombia cũng đặc sắc không kém. Từ năm 1957, cứ mỗi đầu tháng 8 hằng năm, thành phố Medellín ở Colombia tưng bừng với lễ hội hoa Feria las Flores. Điểm nhấn của lễ hội này là cuộc diễu hành Silleteros, những người nông dân sẽ vác trên lưng các khay hoa nặng đến 70kg với từ 25 đến 70 giống hoa.

Trong suốt 10 ngày diễn ra lễ hội, hàng triệu bông hoa tô sắc trên khắp mọi nẻo đường. Các lẵng hoa được khéo léo sắp đặt tái hiện hình ảnh các thắng cảnh, chân dung hay các thông điệp về giá trị của người dân bản địa. Không khí lễ hội càng náo nhiệt hơn trước sự xuất hiện của các vũ công trong trang phục bắt mắt cùng đoàn nhạc với những giai điệu ấn tượng.

Lễ hội Feria las Flores được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, biểu tượng cho sự chấm dứt chế độ nô lệ và nền văn hóa đặc sắc của Colombia. Không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa, du khách còn có thể tham gia hơn 140 sự kiện văn hóa truyền thống và hiện đại như: các buổi hòa nhạc, đàn chó diễu hành, hội chợ ngựa, liên hoan âm nhạc, trình diễn xe hơi cổ và hiện đại,…


Những người nông dân vác hoa trên lưng trong lễ hội Feria las Flores sặc sỡ (Nguồn ảnh: Forjadores del Progreso)

8. Lễ hội Tanabata – Ngày lễ Thất tịch tại Nhật Bản

Tanabata được coi là ngày lễ đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội lớn ở Nhật Bản. Truyền thuyết kể rằng đây là thời điểm duy nhất trong năm Ngưu lang và Chức nữ gặp nhau. Lễ hội mùa hè này không có quá lạ so với các nước châu Á, nhưng có lẽ chỉ có ở Nhật mới có truyền thống treo những tờ giấy ghi lời cầu chúc, ước nguyện lên những cây tre, cây trúc ở trước cửa nhà, có lúc kèm theo những đồ trang trí và hay tổ chức bắn pháo hoa. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện hoặc mong tìm được ý trung nhân.

Ngày lễ Tanabata được tổ chức khắp nơi ở Nhật Bản nhưng lớn nhất là ở ba thành phố Sendai (tỉnh Miyagi); Anjou (tỉnh Aichi) và Hiratsuka (tỉnh Kanagawa).


Các thiếu nữ trong trang phục Yukata cùng nhau treo lời ước nguyện lên cây trúc trong lễ hội truyền thống (Nguồn ảnh: Events)

9. Lễ hội Aomori Nebuta tại Nhật Bản

Là một trong ba lễ hội lớn nhất của vùng Đông Bắc Nhật Bản, lễ hội Aomori Nebuta được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 8. Vào dịp này, hai mươi chiếc đèn lồng rực rỡ sẽ được diễu hành qua các đường phố thuộc khu vực trung tâm Aomori, kèm với âm thanh rộn ràng của trống, âm nhạc của sáo tre và tiếng hô từ các vũ công.

Từ một lễ hội mang đậm tính địa phương, lễ hội này giờ đây đã trở thành một trong những lễ hội mùa hè lớn nhất và là sự kiện không thể thiếu đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nhật Bản.

Chiếc đèn lồng khổng lồ phỏng theo hình ảnh của các nhân vật lịch sử (Nguồn ảnh: Japan List)

10. Lễ hội bùn Boryeong tại Hàn Quốc

Lễ hội bùn Boryeong diễn ra ở bãi biển Deachoen, Hàn Quốc vào tháng 7 hàng năm. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1998 sau khi một công ty mỹ phẩm sản xuất sản phẩm từ bùn Boryeong vì được cho là chứa nhiều khoáng chất tốt cho da. Lễ hội ban đầu được tổ chức như một hình thức quảng bá sản phẩm nhưng về sau, sự kiện này đã trở thành một trong những lễ hội chính ở Hàn Quốc, thu hút rất nhiều người có sở thích tắm bùn đến tham dự với nhiều hoạt động thú vị như: đánh nhau trong bùn, cầu trượt bùn, tắm bùn, vật lộn trong bùn, chạy marathon trên bùn,…

Không chỉ vui chơi giải trí, mọi người còn nhân cơ hội này để chăm sóc cho làn da (Nguồn ảnh: The Buzz Digger)

11. Lễ hội té nước Songkran tại Thái Lan

Diễn ra vào khoảng giữa tháng 4, lễ hội té nước Songkran được xem là một trong những lễ hội mùa hè nổi tiếng nhất thế giới, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng của người Thái, được tổ chức hàng năm để chào đón năm mới. Vào dịp này, mọi người sẽ té nước lên nhau bằng xô, bóng, súng phun nước,… Họ tin rằng càng được té nhiều nước thì càng may mắn. Những chú voi với chiếc vòi phun nước cũng giữ vai trò quan trọng trong dịp lễ này.


Cầu mong nhiều may mắn tại lễ hội té nước Songkran, Thái Lan (Nguồn ảnh: Lapintatour)

Dù văn hóa ờ mỗi nơi không giống nhau nhưng nhịp sống sôi động của mùa hè luôn lan tỏa và đem đến niềm vui cho người dân trên khắp thế giới. Không khí lễ hội đang đến gần, hãy dẹp bỏ cái nóng cũng như những căng thẳng thường nhật để đón một mùa hè thật thú vị bạn nhé!

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Top 5 lễ hội đặc sắc nhất ở đất nước Campuchia


Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm

Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn hoá hẫp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch khác.Bên cạnh đó ở Campuchia cũng có nhiều lễ hội truyền thống của người dân đất nước này.

1. Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam (Lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công)


Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan, và Myanmar – những nước có nền văn minh nông nghiệp.

Trong lễ hội này, mọi người gặp gỡ nhau và nước giật gân với nhau trong niềm hy vọng của một loại cây trồng năng suất cao hơn trong năm tới. Sau nghi lễ tôn giáo trong các đền thờ, mọi người đến với đường phố, sử dụng súng xô, bồn rửa, vòi nước hoặc nước hư hỏng với nhau, sau đó giật gân vào nhà, động vật và công cụ sản xuất. Những thoải mái tắm trong nước, tiếp nhận nước giảm càng nhiều càng tốt bởi vì họ tin rằng sẽ có may mắn hơn trong năm mới.

2. Lễ hội lấy ruộng

Được tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trộng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội lấy ruộng

3. Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben

Được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben

4. Lễ Bonn Prathen

Thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.

Kết quả hình ảnh cho Lễ Bonn Prathen

5. Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền

Trong ngày đầu năm mới, khắp Campuchia tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam Thmay. Trong suốt 3 ngày lễ (13 – 15/4 hàng năm), không khí cả đất nước Campuchia náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung.

Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng ngàn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng và người ta tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành.


Những ngày tháng 4 này, hàng triệu người dân du lịch Campuchia đang mong chờ Lễ hội té nước đặc sắc trong dịp lễ Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Campuchia) diễn ra từ 13-15/4 dương lịch. Thay cho lời chúc may mắn đầu năm, người dân nước này sẽ tưng bừng chào đón năm mới với nghi thức nghi dội nước lên người nhau.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Những Lễ Hội Truyền Thống Hấp Dẫn Ở Mỹ

Khi lá bắt đầu thay đổi màu sắc và hương thơm mùa thu rõ nét hiện hữu trong không khí, điều đó là điều kiện thuận lợi để diễn ra các lễ hội mùa thu ngập tràn sắc lá vàng đỏ ở khắp nước Mỹ. Trong khi mùa hè nổi tiếng với các lễ hội âm nhạc lớn và nhỏ, và các lễ hội mùa đông tự hào với các ánh đèn lấp lánh. Nếu bạn đang lập kế hoạch cho một chuyến du lịch Mỹ vào dịp lễ hội ở Mỹ, hãy tham khảo danh sách những lễ hội truyền thống đặc biệt hấp dẫn ở Mỹ của chúng tôi dưới đây:

Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế


Nếu bạn thích các quả khinh khí cầu nhiều màu sắc, hãy tham gia lễ hội khinh khí cầu quốc tế ở Albuquerque. Mỗi năm vào tháng mười, hơn 600 khinh khí cầu bay lên bầu trời trên một công viên 365 mẫu Anh (Diện tích bằng khoảng 54 sân bóng đá) - đó là một lễ hội khá ấn tượng dành cho du khách!

Lễ hội táo Quốc gia


Được tổ chức trong hai ngày cuối tuần đầu tiên trong tháng Mười hàng năm, lễ hội táo được tổ chức thường niên tại Arendtsville, Penn. Tại lễ hội, các khán giả được thưởng thức các đồ uống tươi từ táo ép và các thực phẩm khác từ táo, và thưởng thức các chương trình biểu diễn ca nhạc đặc sắc.

Lễ hội việt quất ở Warrens


Mỗi mùa thu, hàng chục ngàn người đổ về Warrens, Wisc., để tham gia vào lễ hội việt quất hàng năm. Tại lễ hội này, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những quả việt quất tuyệt vời, tham gia những chương trình ca nhạc, múa hát mừng một mùa thu hoạch bội thu việt quất.

Lễ hội Wellfleet Oysterfest


Một sự kiện kéo dài hai ngày được tổ chức tại Wellfleet, Mass., Wellfleet Oysterfest tôn vinh truyền thống của nghề đánh bắt và khai thác sò nổi tiếng của thị trấn New England. Thưởng thức hàu, sò, tôm hùm và các loại hải sản tuyệt vời khác là một trong những điểm hấp dẫn nhất của lễ hội này.

Nguồn: Bedandbreakfast.com

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Aó và những lễ hội đặc sắc

Lễ hội khiêu vũ Life Ball
Lễ hội độc đáo ở Áo này diễn ra tại Vienna (Áo) lễ hội khiêu vũ Life Ball là một sự kiện kêu gọi hỗ trợ cho các quỹ vì người nhiễm AIDS. Đi du lịch Áo du khách nên tham gia lễ hội truyền thống ở Áo này, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ những tên tuổi nổi tiếng thế giới, họ diện những bộ trang phục đẹp lộng lẫy và vô cùng cầu kỳ.

Bên cạnh vẻ đẹp của những di sản, cung điện Habsburg lộng lẫy ở Vienna, hay cung điện Salzburg rực rỡ và tráng lệ, văn hóa ở nước Áo cũng có nhiều đặc trưng riêng thu hút khách du lịch khám phá miền đất với nhiều điều bí ẩn. Hãy cùng Wanderlusttips tìm hiểu nền văn hóa đặc trưng và những lễ hội độc đáo tại đất nước xinh đẹp này.


Nền văn hóa ở Áo có nhiều điều đặc trưng mang đến cho du khách những điều thú vị khi khám phá nền văn hóa của quốc gia này. Với 73.6% dân theo đạo Công Giáo và 4.7% theo đạo Tin Lành. Khoảng 12% dân không theo cộng đồng tôn giáo nào. Văn hoá Áo là một đề tài rộng lớn ở Áo, trong tất cả các thời kì đều hình thành nhiều công trình xây dựng quan trọng mà trong số đó có nhiều công trình thuộc về di sản văn hoá thế giới của UNESCO. Trong thế kỉ 18 va 19, Vienna là một trung tâm hàng đầu của cuốc sống âm nhạc, không những thể hiện trong con số rất nhiều tên tuổi các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc lớn như Wolfgang Amadeur Mozart, Joseph Haydn, Franz Schubert…mà còn trong số lớn các nhà hát opera, nhà hát và nhà hoà nhạc vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trong lĩnh vực ẩm thực Áo cũng có một truyền thống rộng lớn, ví dụ văn hoá của các quán café ở Vienna hay qua nhiều món ăn đặc trưng của đất nước.
1. Quyền bình đẳng nam nữ
Nền văn hóa đặc trưng ở Áo thể hiện rõ nét trong quy định về quyền bình đẳng nam nữ. Trong gần như tất cả các lĩnh vực, tiền lương trung bình của người phụ nữ đều thấp hơn nam giới (ngoại lệ: nhân viên nhà nước). Điều này về một mặt là do quyền bình đẳng không được thực hiện một cách triệt để trong thực tế và mặt khác là do nhiều người phụ nữ làm việc ít giờ hơn và vì thế gần như không có khả năng vươn lên trong sự nghiệp. Các vị trí lãnh đạo phần lớn là do nam giới nắm giữ. Chính phủ Áo đã có rất nhiều biện pháp khuyến khích phụ nữ. Nếu như trình độ nghiệp vụ tương đương nhau người phụ nữ sẽ được ưu tiên lựa chọn cho các việc làm trong cơ quan nhà nước – mặc dù tỉ lệ thất nghiệp của nam giới cao hơn. Thế nhưng những biện pháp này không mang lại tác dụng cao trong thực tế. Con số chính thức của người thất nghiệp trong nước Áo năm 2004 bao gồm 2/3 nam giới và 1/3 phụ nữ.

2. Nền âm nhạc cổ diển đặc sắc
Nền văn hóa ở Áo còn thể hiện rõ nét trong âm nhạc nơi đây, nền âm nhạc cổ điển vẫn có tầm quan trọng cho đến ngày nay trong văn hóa Áo. Nước Áo có nhiều nhà soạn nhạc được nhiều người biết đến. Thuộc vào trong số những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, ngoài những người khác, là người con của thành phố Salzburg Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn, Franz Schubert, Anton Bruckner, Johann Strauß (cha), người được xem là một trong những người sáng lập nên waltz của Wien, và Johann Strauß (con), “vua waltz”.

Những người yêu âm nhạc của thế kỷ 20 cũng biết đến Gustav Mahler, Arnold Schönberg, Alban Berg và Anton von Webern. Tiếp nối truyền thống này từ âm nhạc cổ điển là nhiều nhà nhạc trưởng dành nhạc nổi tiếng như Erich Kleiber, Herbert von Karajan, Karl Böhm, Nikolaus Harnoncourt hay Franz Welser-Möst. Buổi hòa nhạc năm mới của Wiener Philharmoniker nổi tiếng được truyền đi đến 44 quốc gia trên thế giới và vì thế vào buổi sáng năm mới ngày 1 tháng 1 đến với gần một tỉ người.

3. Văn học Áo
Thuộc vào trong số những nhà văn nổi tiếng nhất của Áo là Franz Grillparzer, Joseph Roth, Johann Nestroy, Robert Musil, Karl Kraus, Friedrich Torberg, Felix Mitterer, Thomas Bernhard và Peter Handke, cũng như là nhà văn nữ đã nhận Giải Nobel về hòa bình Bertha von Suttner và nhà văn nữ nhận Giải Nobel về văn học năm 2004 Elfriede Jelinek.

4. Phong tục đón năm mới ở Áo
Tại Áo, đêm giao thừa được gọi là Sylvesterabend – Đêm của thánh Saint Sylvester. Trong văn hóa của người Áo, người dân Áo thường pha rượu đỏ trộn với bạc hà và đường để dâng lễ thánh. Các quán xá và nhà hàng được trang trí với nhiều vòng hoa xanh ngắt lá. Hò hét, nhảy múa, bắn hoa giấy, rượu sâm panh, những nụ hôn, lời chúc tụng, pháo hoa là những thứ không thể thiếu của đêm giao thừa. Món ăn truyền thống của người áo trong năm mới là món lợn sữa – con vật tượng trưng cho mọi điều tốt lành. Ngoài ra còn có các món làm từ đậu xanh để cầu năm sau tiền bạc dồi dào, sức khỏe viên đầy. Theo phong tục, người Áo kiêng ăn tôm hùm và cua biển trong ngày Tết vì họ sợ sự xui xẻo, tai ương đeo bám họ trong năm mới.

5. Văn hóa café ở Áo
Tại thủ đô Viên của nước Áo, uống cà phê lại được nâng lên tầm nghệ thuật, một truyền thống văn hóa vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Áo là quốc gia nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, những hồ nước long lanh và những đồng cỏ bạt ngàn hoa. Tất cả đã biến đất nước này trở thành điểm dừng chân lý tưởng đối với du khách. Vienna, thủ đô của nước Áo được xem là kinh đô của nghệ thuật kiến trúc với những công trình nổi tiếng trên thế giới như cung điện hoàng gia Schonbrunn, nhà thờ thánh Stephan, tòa nhà Quốc hội Áo. Vienna cũng được xem là thủ đô của âm nhạc ở châu Âu với tên tuổi của những thiên tài như Mozart, Strauss, Beethoven.Thế nhưng, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua việc thưởng thức một ly cà phê ở Áo.

Đến Vienna, tìm một quán cà phê, gọi một tách và bạn có thể làm bất cứ điều gì mình thích. Các quán cà phê ở Vienna được ví như phòng khách công cộng, nơi rất nhiều người đến để uống cà phê, ăn bánh và đọc báo. Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều quán cà phê ở Vienna đã là nơi lui tới của giới văn nghệ sĩ và khoa học gia. Nhiều tác gia đã sáng tác tại chính những quán cà phê công cộng này. Và người ta gọi dòng văn học đó của họ là “dòng văn hóa cà phê”. Chẳng biết tự bao giờ, cà phê là một phần trong sinh hoạt của người dân ở Vienna. Quán cà phê đối với nhiều thế hệ người dân ở đây là ngôi nhà thứ hai, nơi họ có thể giao lưu kể cả trong mùa đông rét mướt, nơi họ gặp gỡ, trò chuyện và thả hồn mình bên cái giọt đen tí tách.


Cà phê ở Vienna được coi là đặc sản bởi sự đặc biệt của nó. Loại cà phê đặc biệt ở Vienna là “Einspanner”, cà phê thường được đựng trong những ly thủy tinh cao, bên dưới là cafe đen, bên trên có 1 lớp kem thêm chút bột đường trắng mịn, đôi khi tô điểm thêm chiếc bánh quy nhỏ. Cafe khi đưa ra cho khách bao giờ cũng được kèm theo ly nước lọc cùng vơi mấy chiếc bánh ngọt thơm ngon. Các quán cà phê ở Vienna có phong cách khác nhau ở nội thất và nghệ thuật trang trí nhưng đều toát nên vẻ lãng mạn và sang trọng, từ tấm khăn trải bàn cổ điển, đến những chiếc thìa bạc bên cái tách được đặt ngay ngắn trên bàn… Có những không gian cà phê tuy chật chội nhưng người Áo vẫn cứ yêu thích và lựa chọn nó. Bởi đến đó họ cảm nhận được hông gian của các quán từ thế kỷ XIX. Người ta thích được ngắm những bức tranh cổ điển, những chiếc đèn chùm hàng trăm năm, thậm chí yêu luôn cả những chiếc khăn trải bàn có phần cũ kỹ.

Những quán cà phê nổi tiếng ở Vienna có thể kể đến là cà phê Hawelka ở phố Dorotheergasse, quán Griensteindl ở phố Michaelerplatz; quán Frauenhuber nơi nhà soạn nhạc thiên tài Mozart sáng tạo ra bao giai điệu bất hủ… Có lẽ văn hóa cà phê của Vienna được hình thành từ tính cách đặc trưng của người dân trên mảnh đất có bề dày lịch sử. Tại cái vùng đất mà cái đẹp của sự hài hòa giữa thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi đây, một cái đẹp của sự giản dị mà tinh tế, sự yên tĩnh mà năng động, sự cổ kính mà hiện đại người ta yêu cà phê tự bao giờ.

6. Những lễ hội đặc sắc
Lễ hội khiêu vũ Life Ball

Lễ hội độc đáo ở Áo này diễn ra tại Vienna, là một sự kiện kêu gọi hỗ trợ cho các quỹ vì người nhiễm AIDS. Đi du lịch Áo, du khách nên tham gia lễ hội truyền thống này, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ những tên tuổi nổi tiếng thế giới, họ diện những bộ trang phục đẹp lộng lẫy và vô cùng cầu kỳ.

Lễ hội Giáng Sinh
Đi du lịch Áo, du khách sẽ được đắm chìm trong lễ hội Giáng Sinh với sắc màu lung linh huyền ảo của những ánh đèn trang trí đầy màu sắc. Ngoài ra, du khách khi đến các điểm du lịch Áo vào dịp lễ hội còn được tận mắt chiêm ngưỡng những bông tuyết trắng lấp loá và tận hưởng không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi.

Lễ hội Đêm Krampus


Đây là một lễ hội ở Áo được diễn ra tại thủ đô Vienna, được xem là bản sao đối lập với ông già Noel. Những người đàn ông sẽ hóa trang thành những ác quỷ Krampus xấu xí, khủng khiếp đầu dê, tóc dài cầm roi chạy vòng quanh thị trấn để đuổi đánh người. Krampus Night được tổ chức vào ngày 5 tháng 12 hàng năm, nơi rất nhiều người hóa trang thành ác quỷ Krampus và đi “lang thang” trên đường phố.

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Các lễ hội truyền thống ở xứ sở Kim Chi - Hàn Quốc

Những lễ hội truyền thống ở xứ sở kim chi được tổ chức quanh năm trên khắp cả nước, thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến vui chơi và tìm hiểu văn hóa lâu đời của quốc gia này.

1. Tết Nguyên Đán

Một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc. Năm mới ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch, nhưng không khí rộn ràng, hân hoan đã tràn ngập khắp cả nước ngay từ những ngày cuối năm cũ. Những ngày cuối năm, các gia đình đều tụ tập bên nhau và cùng dọn dẹp nhà cửa đón năm mới.


Buổi tối cuối cùng trước đêm giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Lúc giao thừa, họ thường đốt những thanh tre ở trong nhà với quan niệm để xua đuổi tà ma. Những ngày Tết, trước cửa mỗi nhà người Hàn Quốc đều treo một cái xẻng bằng rơm (Bok jo ri) với một ý nghĩa là hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Mâm cỗ được làm để cúng đêm giao thừa thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món Ttok-kuk (canh bánh gạo) – được nấu từ nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới.

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó. Tiếp đến, sau bữa cơm ngày mùng 1, họ sẽ đi chúc tết người thân, hàng xóm, đi thăm mộ tổ tiên hoặc tới những ngôi đền, chùa để cầu nguyện.

2. Lễ hội Chuseok – Tết Trung thu Hàn Quốc

Tết Trung Thu- Chuseok là một trong những ngày Tết lớn và rất đỗi quan trọng với người Hàn Quốc. Ngày này là ngày để gia đình đoàn tụ dù các thành viên có ở xa đến mấy, mọi người cũng cố gắng tụ họp về nhà để có thể cùng ngồi chuyện trò ăn uống và tận hưởng thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm. Vào buổi sáng ngày Chuseok, các món ăn được chuẩn bị với nguyên liệu tươi từ vụ mùa trong năm được bày biện để làm lễ Charye tạ ơn tổ tiên. Sau Charye, các gia đình đến viếng mộ tổ tiên của họ và tham gia vào nghi thức nhổ cỏ mọc trên gò chôn cất. Qua hoàng hôn, các gia đình và bạn bè đi dạo và ngắm vẻ đẹp của trăng tròn mùa thu hoạch hoặc chơi các trò chơi dân gian như Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn của Hàn Quốc).


Songpyeon là một trong những món ăn đặc trưng của ngày lễ Chuseok. Món bánh gạo này được làm từ bột gạo nhào đến kích cỡ nhỏ hơn chút ít quả bóng gôn và có nhân là hạt vừng, đậu, đâu đỏ, hạt dẻ, hoặc các nguyên liệu bổ dưỡng khác. Khi hấp songpyeon, bánh gạo được xếp lớp với lá thông để tạo thêm hương thơm quyến rũ của lá thông. Một yếu tố chính khác của ngày lễ Chuseok là rượu truyền thống. Vào lễ Chuseok, các gia đình và họ hàng tập trung lại và làm lễ cúng gia tiên với rượu làm từ của vụ mùa mới. Sau lễ cúng, họ ngồi ngồi quây quần bên nhau cùng uống rượu và ăn các món ăn.

3. Lễ hội truyền thống đặc sắc Hwaseong Suwon

Hwaseong Suwon là lễ hội văn hóa đặc trưng được tổ chức tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi vào tháng 10 hàng năm nhân dịp ngày Công dân Suwon. Một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc diễn ra tại Hwaseong, một pháo đài khá nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới .


Một loạt sự kiện được tổ chức như tái hiện lễ rước hoàng gia Đại đế Jeongjo (vị vua thứ 22 của triều đại Joseon), nghi lễ đội vệ quân Jangyongyeong, diễu hành của công dân, cùng với nhiều tiết mục biểu diễn truyền thống khác. Khi gia nhập lễ hội, bạn không chỉ có cơ hội biết thêm nhiều nghi lễ truyền thống của Hàn Quốc mà còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng & đa dạng từ nhiều quốc gia khác nhau trên khắp mọi miền.

4. Lễ hội câu cá hồi trên băng Sancheoneo Hwacheon

Từ ngày 4 đến 26/1 là thời điểm diễn ra lễ hội câu cá hồi trên băng tại huyện Hwacheon, tỉnh Gangwon. Đây là vùng hẻo lánh, băng giá suốt mùa đông và con sông tại đây được phủ một lớp băng dày. Lễ hội là dịp du khách có thể thử câu cá, bắt cá bằng tay, chơi trượt tuyết, bóng băng, đắp tượng tuyết… Nếu bạn chưa từng đi câu cá thì cũng không cần quá lo lắng vì tới đây bạn sẽ được hướng dẫn tận tình bởi những “huấn luyện viên” dày dặn kinh nghiệm.


Bên cạnh các hoạt động và chương trình vui chơi giải trí, nơi đây còn có trưng bày những bức tượng tuyết phải mất 20 tuần mới làm xong. Du khách cũng có thể nếm thử món gỏi cá hồi hay cá hồi nướng, rất ngon và bổ dưỡng.

5. Lễ hội hoa anh đào Jeju

Đến với đảo Jeju vào tháng 4 bạn không chỉ được ngắm nhìn những cành anh đào cổ xưa mà còn được chiêm ngưỡng các loài hoa khác như phong lan, hoa hoang dã bản xứ khác Thời tiết ấm áp đầu năm khiến cho những bông hoa khắp nơi đua nở. Đây là điều kiện lý tưởng để đảo Jeju tổ chức lễ hội hoa anh đào. Khu vực trung tâm thành phố Seogwipo và khu liên hợp thể thao là nơi những cây hoa anh đào đại thụ của Jeju nở rộ. Cánh của hoa anh đào trên những cây đại thụ này cũng được đánh giá là to và đẹp nhất.


Tuy nhiên, chúng chỉ nở rộ trong 2 đến 3 ngày trong thời gian diễn ra lễ hội vào tháng 4. Đến đây, du khách sẽ được lắng nghe tiếng nhạc êm dịu khi tản bộ trên đại lộ hoa anh đào rực rỡ của đảo Jeju.

6. Lễ hội Bùn Boryeong


Đây là lễ hội thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất ở Hàn Quốc, được tổ chức từ ngày 18 đến 27/7 tại bãi biển Daecheon, tỉnh Chungcheongnam. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, du khách có thể thỏa thích vật nhau trong bùn, trượt bùn và thậm chí bơi trong bồn tắm bùn lớn. Những du khách cảm thấy mình tràn đầy năng lượng có thể thử khóa huấn luyện trên biển với bùn, trong khi đó những ai đang tìm kiếm thứ gì đó thư giãn hơn có thể nghỉ ngơi ở khu vực mát xa với bùn. Vào buổi tối, bữa tiệc trên biển sẽ được tiếp tục với âm nhạc và pháo hoa.

7. Lễ hội Cát Haeundae

Lễ hội này diễn ra từ ngày 6 đến 9/6 tại bãi biển Haeundae xinh đẹp của thành phố Busan. Một trong những điểm nổi bật của lễ hội chính là bồn tắm cát nóng, rất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp. Đến đây bạn sẽ được tắm trong cát nóng- một hoạt động giúp nâng cao sức khỏe & làm đẹp da. Ngoài ra các hoạt động khác cũng diễn ra khá sôi nổi và thu hút sự tham gia đông đảo của du khách như bóng chuyền bãi biển, chạy marathon, tham quan khu trưng bày cát trên khắp mọi miền thế giới.


Ngoài các điểm du lịch nổi tiếng gần đó như chợ Jagalchi, Gwangalli, và Taejongdae, du khách cũng có thể ghé thăm một trong nhiều nhà hàng dọc bờ biển để nếm thử món sushi nổi tiếng của Busan. Buổi tối, du khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ ngay trên bãi biển…

8. Lễ Phật Đản


Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 8/4 (âm lịch) để tỏ lòng tôn kính với sự ra đời của Đức Phật. Công tác chuẩn bị sẽ diễn ra trong một vài tuần bằng việc treo những chiếc đèn lồng hình hoa sen khắp Seoul. Khi lễ hội chính thức bắt đầu, Jangeumdang – chiếc đèn lồng lớn biểu tượng cho Phật giáo và sự ra đời của Đức Phật sẽ được thắp sáng tại trung tâm thương mại Seoul. Hoạt động tưởng niệm này tiếp tục diễn ra với một loạt chương trình và hoạt động của các tín đồ Phật giáo trước khi kết thúc bằng màn rước đèn lồng ấn tượng tại trung tâm thành phố Seoul.

9. Lễ hội Lửa Jeju

Được tổ chức vào mùa đông ở Hàn Quốc (từ ngày 7 đến 9/3), lễ hội đốt lửa đồng Jeju là nghi lễ nhằm cầu nguyện sức khỏe và mùa màng tốt tươi cho năm sau. Lễ hội hé lộ một loạt những sự kiện kế thừa truyền thống khi du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian và truyền thống. Bạn cũng có thể tận hưởng thiên nhiên kỳ thú trên đảo Jeju vào dịp này.


10. Lễ hội pháo hoa quốc tế Seoul


Lễ hội pháo quốc tế Seoul là một lễ hội khá lớn ở Hàn Quốc, được tổ chức thường niên vào ngày 5/10 thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước. Lễ hội pháo hoa quốc tế Seoul là. Khi tham dự lễ hội, du khách còn được xem các buổi biểu diễn và tham gia vào các hoạt động khác có trong chương trình. Đến đây, bạn sẽ hoàn toàn bị thu hút bởi những màn pháo hoa tuyệt đẹp rực rỡ trên bầu trời Seoul. Các màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật và đẹp mắt sẽ mang đến cho du khách những giây phút không thể nào quên. 

Nếu bạn có dịp đến du lịch Hàn Quốc ngay vào những lễ hội truyền thống này, bạn sẽ không thể bỏ qua cơ hội được trải nghiệm như chính bạn là người dân của đất nước này.

Top 3 lễ hội văn hóa đặc sắc nhất Canada

Được mệnh danh là đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc,đất nước Canada sở hữu cho riêng mình những lễ hội văn hóa đặc sắc riêng không nơi nào có được. Dạo quanh một vòng hành trình du lịch canada, du khách sẽ hòa mình vào các lễ hội mang đậm nét rất riêng Canada.

3. Lễ hội hoa Tulip

Nhắc tới Canada, người ta không thể không nhắc tới lễ hội hoa lớn nhất thế giới, thường được tổ chức trong 11 ngày, từ ngày 9 – 19/5 hàng năm tại thủ đô Ottawa xinh đẹp. Ước tính, lễ hội hàng năm thu hút khoảng hơn 500.000 lượt người, vơi sự tham gia đông đảo của các nhà tổ chức, người yêu nghệ thuật, du khách và những người thích lễ hội tới thưởng thức và tôn vinh vẻ đẹp của hơn 100 loài hoa Tulip tỏa sáng trong lễ hội.


Ottawa - Thành phố hoa Tulip ở Bắc Mỹ


Hơn 100 loài hoa Tulip đua nhau khoe sắc


Những người yêu nghệ thuật tham gia lễ hội

2. Lễ hội thi bắn pháo hoa Celebration of Lights

Nếu bạn đang thưởng thức tour du lịch canada vào những ngày tháng 7, đừng quên nán lại một chút để thưởng thức lễ hội bắn pháo hoa hoành tráng được tổ chức tại thành phố Vancouver sôi động này. Lễ hội diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 25/7 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách.


Lễ hội bắn pháo hoa Vancouver


Mỗi màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 25 phút

Celebration of Light được xem là một trong những lễ hội mùa hè đáng chào đón nhất tại Canada. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ phải trầm trồ vì sự đa dạng, độc đáo của những mẫu pháo hoa cũng như quy mô của lễ hội. Tại đây, du khách sẽ được chứng kiến những màn bắn pháo hoa đỉnh cao đến từ nhiều địa phương khác nhau, mỗi màn kéo dài khoảng 25 phút.


Những màn biểu diễn tuyệt vời

1. Lễ hội di sản - Heritage Festival

Nép mình trong thung lũng Edmonton tuyệt vời lãng mạn, lễ hội di sản được tổ chức vào khoảng tháng 8 hàng năm với sự giao lưu của hơn 80 nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đây là lễ hội có ý nghĩa quốc tế cao tại Canada. Lễ hội được tổ chức không chỉ trong niềm hân hoan của những người sống trong khu vực Edmonton mà còn thu hút du khách trên khắp lục địa tới tham quan và thưởng thức những thanh âm đặc sắc của một nền văn hóa đa dạng sắc màu này.


Không khí hân hoan tại lễ hội


Vũ điệu thể hiện văn hóa quốc gia

Điều đặc biệt trong 3 ngày lễ hội diễn ra với quy mô lớn là đoàn người chính gốc các quốc gia đã định cư tai Canada sẽ tự mình giới thiệu nguồn gốc một số nét văn hóa của quốc gia mình tới du khách tham quan thông qua các khu giới thiệu ẩm thực, quần áo, tác phẩm nghệ thuật, các điệu múa đặc trưng của từng nước. Việt Nam cũng không thể thiếu trong lễ hội này và tự hào mang tà áo dài của mình giới thiệu đến du khách thập phương.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Một số lễ hội đặc sắc của các dân tộc ở Hà Giang

Có thể các lễ hội của đồng bào vùng cao Hà Giang không có quy mô rộng lớn như những lễ hội vùng xuôi nhưng với những giá trị nguyên bản, nó đã tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo.

Lễ hội Gầu Tào. Ảnh: Internet

Với dân số tương đối đông, phân bố rộng khắp trong cả tỉnh, đồng bào Tày, Nùng được biết đến với lễ hội Lồng Tồng, tức là lễ hội xuống đồng. Hàng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản. Mỗi gia đình sẽ đem đến một mâm lễ bao gồm: Thịt, rượu, các loại bánh, xôi ngũ sắc để dâng trời đất. Thầy cúng sẽ cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hoà để cho dân làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu tốt tươi. Sau phần lễ, người ta tổ chức nhiều trò chơi cho mọi người dân cùng tham gia như: Tung còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, hát đối đáp…

Trong vài năm trở lại đây, người dân trong và ngoài tỉnh thường biết đến lễ hội lồng tồng của bà con người Tày ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Vào ngày Rằm tháng Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh, người dân nơi đây lại vui hội lồng tồng ở ngay khoảnh đất dưới chân đồi trước chùa Sùng Khánh. Với những nét văn hoá đặc sắc, lễ hội lồng tồng của người dân nơi đây ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh tham dự.

Còn với đồng bào Mông thì lễ hội Gầu tào (gruôv taov)- có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân- được coi là tiêu biểu nhất. Đối với người Mông, khi hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con trai, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ cầu trời đất, thần linh và hứa nếu sinh được con trai thì họ sẽ tổ chức lễ hội cho mọi người vui xuân.

Lễ hội thường được tổ chức sau ngày mùng 2 tết, kéo dài 1 đến 3 ngày trên những khu đồi tương đối bằng, thuận đường đi lại. Ngày khai hội, ngoài việc chuẩn bị lễ vật do gia chủ thực hiện thì mọi thủ tục đều do ông thầy cúng tiến hành. Sau bài cúng tạ trời đất đã ban cho con cái và sức khoẻ của thầy cúng, đại diện các khách dự hội cầu chúc gia chủ, dân làng người yên, vật thịnh. Nghi lễ khai hội là điệu múa khèn, tiếp theo là cảnh hát hội do ông chủ hội (một người cao tuổi có uy tín trong làng) và một vài ông già hát dẫn lời. Kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra rất sôi nổi khắp quả đồi rộng. Chỗ này là đám thi bắn nỏ, quay cù, chỗ kia là từng tốp các chàng trai, cô gái chơi đánh yến, ném quả pao, hát gầu plềnh… Đặc sắc nhất chính là thi múa khèn, người ta thi múa khèn trên cọc, những tay khèn cao thủ còn làm những động tác khá nguy hiểm như uốn người qua một đòn gánh bắc ngang trên chảo thắng cố… Các trò chơi diễn ra vô cùng hào hứng mặc dù phần thưởng cho người thắng cuộc chỉ là một bầu rượu ngô. Hết hội, thầy cúng và gia chủ làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu được đem về làm dát gường cho gia chủ, chùm giấy hình nhân treo trên đỉnh cây nêu đem về treo trong buồng, bầu rượu thì được đổ tung ra 4 hướng… Lễ hội kết thúc nhưng đồng bào còn chơi xuân đến hết Rằm tháng Giêng mới bắt tay vào lao động sản xuất.

Lễ hội Gầu Tào thể hiện gần như đầy đủ các loại hình văn hoá dân gian của dân tộc Mông. Chính vì vậy, các ngành chức năng của Hà Giang đang từng bước khôi phục lễ hội này cho đồng bào vào những dịp xuân về.

Nếu như ở lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng hay lễ hội Gầu Tào của người Mông, phần hội tương đối đậm nét thì với lễ hội cấp sắc của người Dao tập trung chủ yếu vào các nghi lễ, vì thế phần hội có phần mờ nhạt.

Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn nên kinh tế phát triển khá ổn định mà còn bởi họ đã giữ gìn và bảo lưu hầu như nguyên vẹn những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Một trong những giá trị đó chính là lễ cấp sắc- một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đời một người đàn ông Dao. Người Dao quan niệm rằng nếu chưa được cấp sắc thì tuổi có cao vẫn bị coi là chưa trường thành song nếu tuổi có nhỏ mà đã được làm lễ cấp sắc thì vẫn được cộng đồng thừa nhận là người đàn ông trưởng thành, được phép tham dự vào công việc của dòng họ, làng bản…

Lễ cấp sắc. Ảnh: Internet

Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: Lễ đội đèn, lễ cây giữ đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh mã, lễ trình diện Ngọc hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh… Xen lẫn giữa các nghi lễ là rất nhiều điệu múa nghi lễ cổ truyền của người Dao.

Người Dao có nhiều nhóm khác nhau, sống ở nhiều vùng khác nhau nên cách thức tổ chức lễ Cấp sắc cũng có những điểm khác nhau. Song về nội dung, ý nghĩa thì đều giống nhau, các điều răn dạy ghi trong văn bản cấp sắc cho người thụ lễ đều hướng thiện, tuyệt đối kỵ làm điều ác. Đó là sự tôn trọng thầy giáo, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, chung thuỷ với bạn bè, trọng nghĩa, có lòng vị tha, không phản bội, lừa gạt, dâm đãng… Những điều giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và cộng đồng nên có giá trị giáo dục rất lớn. Những lời cúng trong từng nghi lễ có giá trị lịch sử rất lớn. Vậy nên, mỗi lần tham gia lễ cấp sắc, cộng đồng lại được nghe lại cội nguồn, xuất xứ của dân tộc mình, tạo nên lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của ông cha để sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó. Lễ cấp sắc cũng là dịp để cộng đồng được gặp gỡ, giao lưu, trai gái có thể nhảy múa, ca hát… Đây thực sự là ngày hội của mọi người dù chỉ trong họ tộc, làng bản.

Từ những sưu tầm, nghiên cứu thực tế cho thấy, lễ cấp sắc của đồng bào Dao là cả một kho tàng văn hoá cổ truyền mang tính giáo dục và giá trị văn hoá nghệ thuật rất lớn, là nét văn hoá điển hình trong đời sống tinh thần của đồng bào.

Nói đến những lễ hội đặc sắc của vùng đất này không thể không nhắc đến lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn. Người Pà Thẻn có khá nhiều lễ tết trong một năm nhưng đáng chú ý nhất là lễ nhảy lửa. Sau khi ăn tết xong người Pà Thẻn thường tổ chức lễ nhảy lửa để mọi người cùng vui chơi. Lễ hội này với nhiều nghi thức mang màu sắc thần bí như sau khi thầy cúng làm lễ xong, ý như là gọi các ma về nhập vào các cậu thanh niên- thường khoảng 12 thanh niên khoẻ mạnh- khi đó họ có thể nhảy trên than nóng, thậm chí có người còn bốc cả than nóng cho vào mồm … Với người Pà Thẻn thì nhảy lửa là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn.

Lễ hội nhảy lửa. Ảnh: Internet

Trên đây chỉ là một vài lễ hội tiêu biểu của một số ít các dân tộc đang sinh sống ở Hà Giang. Trong thực tế, mỗi dân tộc đều có một hệ thống các lễ hội riêng của mình. Tuy nhiên, với điều kiện sinh sống đặc trưng của đồng bào, lễ hội của các dân tộc thường chỉ diễn ra trong phạm vi khiêm tốn làng bản của mình. Không những thế, có rất nhiều lễ hội của đồng bào vì nhiều nguyên nhân khách quan đã không được tổ chức từ lâu. Chính vì vậy, nhằm giữ gìn và bảo tồn giá trị truyền thống các dân tộc, trong những năm gần đây, Hà Giang cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên, cứu, sưu tầm và khôi phục lại lễ hội ở một số dân tộc. Tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn, thực tế là còn rất nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào cần được khôi phục, gìn giữ và giới thiệu vì ở đó lưu giữ hầu như những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đó.

Nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục lại những lễ hội đặc sắc của các dân tộc không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như chủ trương của Đảng và nhà nước ta mà còn giúp tự tôn lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ - tương lai của vùng đất này./.

Theo Báo Hà Giang