Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Khám phá 5 lễ hội tuyệt diệu ở Tây Ban Nha

Những lễ hội Tây Ban Nha nổi tiếng đa sắc màu, những cuộc diễu hành thú vị, những điệu nhảy quyến rũ và tiếng nhạc truyền thống lôi cuốn.

1. Lễ hội San Fermin

Lễ hội San Fermin – Tây Ban Nha

Lễ hội San Fermin ở Tây Ban Nha nổi tiếng với tên gọi Pamplona Bull Run, diễn ra vào tháng 7 hàng năm. Lễ hội kéo dài suốt 7 ngày tại thành phố Pamplona, Tây Ban Nha. Điểm nổi bật của lễ hội chính là những cuộc đấu bò bò tót và đuổi bò. Những hoạt động này thường bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng đến tối.

2. Lễ hội Semana Santa

Lễ hội Semana Santa – Tây Ban Nha

Lễ hội Semana Santa ở Tây Ban Nha kéo dài 1 tuần trước ngày lễ Phục Sinh. Mặc dù lễ hội diễn ra ở tất cả các nơi nước nhưng những thành phố Tây Ban Nha nổi tiếng với lễ hội này chỉ có ở Leon, Valladolid, Malaga và Seville. Những giáo dân địa phương đều tham gia vào buổi diễu hành lộng lẫy, rực rỡ quanh thành phố.

3. Lễ hội cà chua

Lễ hội cà chua – Tây Ban Nha

Lễ hội cà chua ở Tây Ban Nha diễn ra trong thị trấn nhỏ Buñol của thành phố Valencia. Lễ hội được tổ chức vào thứ 4 cuối cùng của tháng 8. Điểm cuốn hút chính của lễ hội là một ngày dài chiến đấu với nhau bằng đồ ăn. Những người tham gia sẽ ném vào nhau những trái cà chua đỏ mọng. Nếu không có dịp sang Tây Ban Nha đúng mùa lễ hội này, bạn có thể thưởng thức nó qua truyền hình hay qua những tin tiêu điểm trên các tờ báo.

4. Lễ hội Feria de Sevilla

Lễ hội Feria de Sevilla – Tây Ban Nha

Lễ hội Feria de Sevilla kéo dài trong một tuần, diễn ra sau hai tuần sau lễ Phục Sinh ở thành phố Sevilla, Tây Ban Nha. Lễ hội Feria de Sevilla là một lễ hội lớn được coi như lễ phục sinh thứ 2 chỉ có ở riêng thành phố Sevilla. Lễ hội là sự kết hợp của những bản nhạc flamenco, những màn đấu bò đầy kịch tính, màn đua ngựa sôi động và hương vị say ngất của loại rượu sherry. Đó là những thứ nổi tiếng nhất của vùng Andalusia (quê hương của vũ điệu Flamenco).

5. Lễ hội Las Fallas

Lễ hội Las Fallas – Tây Ban Nha

Lễ hội Las Fallas ở Tây Ban Nha bắt đầu từ ngày 14/3 đến 19/3 ở thành phố Valencia. Lễ hội kéo dài 5 ngày trước ngày thánh Joseph. Ngọn lửa rực sáng trong đêm chính là biểu tượng của Las Fallas. Những dòng họ trong vùng sẽ tiến hành dựng những hình nhân khổng lồ để thi tài và cuối cùng là để đốt chúng với niềm tin chiến thắng những điều khó khăn, hung tàn từ thiên nhiên. Cùng với những ngọn lửa sáng bừng của các hình nhân, từ khắp nơi trong thành phố người dân cũng thắp sáng những cây nến và ngọn đuốc của mình.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Queen’s Day - Hà Lan: Lễ hội đường phố lớn nhất thế giới

Diễn ra vào ngày 30/4 hàng năm tại Amsterdam (Hà Lan), Queen’s day được mệnh danh là một trong những lễ hội đường phố lớn nhất thế giới.

Lễ hội Queen’s day bắt đầu từ tối 29, tại các vũ trường, quán bar, hộp đêm với nhiều chương trình, âm nhạc cho bạn giải trí xuyên đêm. Các địa điểm Niewmarkt, Jordaan, Rembrandplein, Leiserplein, Dam Square là những điểm thu hút chính, đông nghịt người, họ hoà mình vào sắc cam và âm nhạc vui nhộn.


Bắt đầu từ đêm 29 sẽ không có phương tiện công cộng hoạt động trong trung tâm thành phố. Có nghĩa là không xe buýt, không tram, không taxi và chỉ có đi bộ và đi bộ. Bia hơi là nước uống được tiêu thụ nhiều nhất trong lễ hội này, thế là các bác háu bia cũng được một lễ hội bia, tha hồ uống bia thả phanh, và hay một cái là bia được bán trong các cốc nhựa với 1 euro phí đặt cọc cốc.

Điểm nổi bật tại lễ hội này là khắp nơi rực màu da cam, đoàn người trên đường và trên các con kênh đào đều mặc màu cam, (Đây là màu của hoàng gia, bắt nguồn từ tên của gia đình hoàng gia: The Family Nassau - House of Orange.)

Queen's Day là ngày kỷ niệm sinh nhật của nữ hoàng và là ngày hội lớn nhất của Hà Lan. Từ khi nữ hoàng Beatrix lên ngôi (1980), để tỏ lòng kính trọng mẹ mình, bà vẫn lấy ngày 30-4 (ngày sinh của mẹ bà - nữ hoàng Juliana 30-4-1909) - làm ngày Queen’s Day. Vào ngày này, khắp nơi ở Hà Lan đều diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc biệt ở hai thành phố lớn Amsterdam và Hague, nơi tọa lạc các trụ sở văn phòng chính phủ, quốc hội cũng như hoàng gia Hà Lan.



Buổi chiều hôm trước khi diễn ra lễ hội Queen’s Day, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Cờ hoa được treo rực rỡ khắp phố phường, các quầy hàng bán đồ ăn và mọi thứ liên quan đến ngày lễ như quần áo, mũ mão, vòng hoa đeo tay, đeo cổ cũng đã được chuẩn bị xong xuôi - tất cả là một màu da cam vui mắt. Màu da cam là màu của hoàng gia Hà Lan với cái tên The Family Nassau - House of Orange nên trong ngày này đó là màu chủ đạo.



Trên các con phố trung tâm, các sân khấu ca nhạc cũng đã dựng xong để chờ ngày hôm sau các ban nhạc biểu diễn phục vụ dân chúng và khách du lịch. Đâu đâu cũng là không khí lễ hội đặc quánh. Thỉnh thoảng sẽ có vài sân khấu ca hát miễn phí ngoài trời phục vụ dân tình. Nhạc nhẩy thì khắp nơi, Hà Lan vốn nổi tiếng trong việc kết hợp màu sắc sặc sỡ với nhạc nhảy bốc lửa. Trước lâu đài của nữ hoàng, trên quảng trường Dam là sân khấu dành cho các trò vui chơi giải trí như đu quay, nhào lộn hoạt động náo nhiệt, tiếng của các thiếu nữ hét lên khi chơi những trò mạo hiểm vang vọng cả một vùng.

Vào tối này (Queen’s Night) tất cả mọi người dân được bán đủ loại mặt hàng và tiền thu được họ không phải nộp thuế. Mặt hàng chính là các loại đồ cũ và những khách hàng may mắn có thể tìm được một món đồ cổ giá hời. Đông đảo nhất là các cô chiêu cậu ấm mang bán đồ chơi, quần áo cũ. Tất cả tạo nên một không khí lễ hội rất đặc biệt, người mua kẻ bán chuyện trò, mặc cả râm ran cả vùng. 


Lễ hội bắt đầu ngay từ đêm hôm trước và kết thúc chính thức khoảng 1 giờ trước khi mặt trời mọc vào ngày hôm sau. Vào ngày tiếp theo, một buổi hòa nhạc hoành tráng diễn ra tại quảng trường Dam. Và đây cũng là ngày duy nhất trong năm cảnh sát Hà Lan nghỉ xả hơi và không can thiệp vào những hoạt động ồn ào của đám đông. Nếu ngày 30 rơi vào chủ nhật thì lễ hội sẽ được chuyển sang ngày 29.

Thu Hà

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Tổng hợp những lễ hội Singapore đặc sắc trong năm

Du lịch Singapore sẽ trở nên tuyệt vời hơn nếu chuyến đi của bạn may mắn trùng hợp với những sự kiện, lễ hội. Đặc biệt, chúng diễn ra quanh năm, và mỗi lễ hội Singapore lại mang một sắc thái, đặc trưng riêng.

Những lễ hội Singapore đặc sắc trong năm

Tháng 1 đến tháng 2: Tết Âm Lịch

Cũng như những quốc gia vùng Đông Nam Á, Tết Dương Lịch được xem là lễ hội mở đầu cho một năm sung túc và may mắn ở Singapore. Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những chương trình pháo hoa vô cùng ấn tượng và hoa đăng rực rỡ của các gian hàng ngay giữa trung tâm Chinatown. Không những thế, lễ hội đường phố Chinagay hoành tránh nhất Châu Á cũng cũng là sự kiện được đông đảo du khách mong chờ. Bên cạnh đó, hãy cảm nhận không khí Tết Âm Lịch với “Lễ hội Singapore River Hongbao” để chuyến du lịch Singapore trở nên ý nghĩa hơn.


Tháng 3 đến tháng 4: Lễ hội Thời trang Singapore

Nhắc đến các trung tâm thời trang hàng đầu khu vực Đông Nam Á có lẽ Singapore là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với các tín đồ thời trang. Cứ đến lễ hội thời trang, Singapore được trang trí lộng lẫy, trưng bày, giới thiêu các nhãn hiệu thời trang địa phương lẫn quốc tế nổi tiếng. Chính vì thế, đừng bỏ qua cơ hội tham gia lễ hội này để chiêm ngưỡng các mode thời thượng hay mang phong cách trẻ trung nhất.


Tháng 4: Sự kiện giao lưu cho những người sành ăn

Thưởng thức những món ngon, thỏa mãn được vị giác hãy tham gia buổi tiệc buffet được tổ chức thường tại các nhà hàng nổi tiếng khắp đảo quốc sư tử. Đây là dịp hội tụ những đầu bếp hàng đầu thế giới chế biến, phục vụ các món ăn tuyệt vời cùng những loại rượu hảo hạng.

Tháng 5 đến tháng 6: Mùa Big Sale Singapore

Nếu bạn là người nghiện mua sắm và giỏi trả giá thì đừng bỏ lỡ cơ hội này tại Singapore. Mùa Big Sale sẽ là khoảng thời gian du lịch tuyệt vời, du khách sẽ được thõa mãn nhu cầu shopping, tận hưởng những chương trình ưu đãi hấp dẫn, tiết kiệm được một khoảng chi phí nhưng vẫn tậu được những món hàng “xịn”.


Tháng 6: Liên hoan Nghệ thuật Singapore

Lễ hội Singapore đặc sắc nhất vào tháng 6 phải kể đến sự kiện liên hoan biểu diễn nghệ thuật hàng đầu ở Singapore với các hoạt động hấp dẫn đến từ khắp nơi trên thế giới như: khiêu vũ, kịch và âm nhạc. Du khách sẽ được thỏa mãn thị giác với những chương trình biểu diễn kết hơp giữa cổ điển và đương đại, truyền thống và hiện đại… Chắc chắn rằng chương trình mang tầm cỡ quốc tế này sẽ giúp du khách có một trải nghiệm đáng nhớ về Singapore.


Tháng 7 đến tháng 8: Lễ hội Ẩm thực và Quốc khánh Singapore

Hai lễ hội Singapore nối tiếp nhau với quy mô lớn và trọng đại trong tháng 7 đến tháng 8 được nhiều người mong đợi: liên hoan ẩm thực và lễ Quốc khánh Singapore.

Tháng 7 du khách sẽ được thưởng thức những món ăn ngon, tham gia các hoạt động vui nhộn với lễ hội ẩm thực như: dạy nấu ăn, ẩm thực di sản, tiệc ngoài trời…


Tháng 8, du khách hãy cùng hòa mình vào ngày trọng đại trong ngày lễ Quốc khánh Singapore được tổ chức hoành tráng bên bở vịnh Marina. Pháo hoa lộng lẫy, đặc sắc và những hoạt động sối động sẽ diễn ra khắp đảo quốc sư tử.


Tháng 9-10: Tết Trung Thu

Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, ngày Tết Trung Thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch tại Singapore đối với cộng đồng người Hoa là một ngày vô cùng có ý nghĩa – ngày sum họp gia đình. Cứ đến Tết Trung Thu, các gia đình sẽ họp mặt ở công viên, hay những nơi có cảnh đẹp để thưởng lãm ánh trăng tròn nhất, thưởng thức một ích bánh trung thu cùng tách trà thơm và vui vẻ bên nhau. Đây cũng là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời nhất ở khu Chinatown với vô số đèn lồng nhiều kiểu dáng đẹp mắt.


Tháng 9 đến tháng 10: Lễ hội Hoa đăng – Deepavali

Du khách vừa trải qua một Tết Trung Thu hạnh phúc đậm nết Trung Hoa ở Singapore, vậy bây giờ hãy cùng hòa mình cùng lễ hội Deepavali đậm đà văn hóa Ấn Độ trên đảo quốc này nhé! Để có thể trải nghiệm trọn vẹn lễ hội này hãy đến khu Tiểu Ấn – nơi rực rỡ những ánh đèn màu, dòng người háo hức đi chợ đêm và những chương trình biểu diễn văn hóa đặc sắc nhân “Ngày hội Ánh sáng” (ngày quan trọng của đạo Hindu). Khi du lịch Singapore trong ngày lễ này, du khách đừng quên tậu những món đồ xinh như các tấm vải, trang sức, phụ kiện…dạo bước trên con đường rực rỡ ánh sáng huyền bí với hương hoa lài và các cổng chào rực rỡ.


Tháng 9 đến tháng 10: Lễ hội Hari Raya

Hari Raya là một trong những lễ hội Singapore thu hút đông đảo du khách ghé thăm, đặc biệt là người Hồi giáo. Nó là ngày kết thúc cho tháng ăn chay Ramadan. Chắc chắn du khách sẽ được hòa mình với sắc màu rực rỡ của các con đường trang hoàng hoa đăng rực rỡ bên cạnh đó mua sắm thỏa thích ở khu chợ đêm với vô số hàng thủ công, vải, quần áo,…


Tháng 11 đến tháng 1: Noel về trên Singapore

Không khí lành lạnh của mùa đông báo hiệu một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc trên mọi miền của Singapore. Trong đó, Orchard được biết đến là điểm nổi bật nhất trong mùa giáng sinh ở đây – con đường mua sắm nổi tiếng được trang trí lộng lẫy, sang bừng, rực rỡ hoa đăng và trở thành điểm đến lý tưởng dành cho khách du lịch. Tuyệt vời hơn là tản bộ trên con đường này để chiêm ngưỡng cảnh đẹp lung linh, thưởng thức món ngon, thả hồn theo các bài hát của nhóm đồng ca, người hát rong,…


Vậy bạn đã chọn được cho mình một thời điểm ưng ý nhất để kết hợp chuyến du lịch cùng tham gia các lễ hội Singapore đặc sắc chưa?

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Đặc sắc lễ hội Khmer

Lễ hội Dolta

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội Dolta

Trước hết là lễ hội Chol Chnam Thmay. Đây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người Khmer. Theo tín ngưỡng, bà con tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời xuống hạ giới lo cuộc sống cho con người. Hết năm lại về trời để vị thần khác xuống thay. Vì thế, lễ hội Chol Chnam Thmay vừa là lễ hội đón năm mới, vừa là lễ tiễn thần cũ- đón thần mới.
Những ngày giữa tháng 4 dương lịch, bà con thường tổ chức Chol Chnam Thmay, trong 3 ngày 3 đêm. Đó là những ngày vui lớn của cộng đồng. Bà con thăm hỏi, chúc lẫn nhau, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao. Đáng chú ý, những ngày này các ngôi chùa Khmer luôn đông nghịt người. Đến chùa, bao giờ người ta cũng mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Ngày thứ nhất của lễ Chol Chnam Thmay là ngày lễ trọng. Người ta tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Từ 7 giờ sáng cho đến 9 giờ sáng và từ 5 giờ chiều cho đến 6 giờ chiều, là quãng thời gian bà con tới chùa đông nhất. Ngày thứ hai, bà con dâng cơm cho các vị sư vào vào buổi sớm và trưa. Còn ngày thứ ba thì làm lễ tắm tượng Phật. Nghi thức này được tiến hành vào chiều tối, nhằm tỏ lòng biết ơn thương nhớ Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý.
Sau đó, bà con rước các nhà sư đến nghĩa trang để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau nghi thức cộng đồng, khi trở về nhà bà con cũng tiến hành lễ tắm tượng Phật và dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ.
Tuy nhiên, lễ lớn nhất trong năm của bà con Khmer Nam Bộ lại là lễ hội Dolta. Đây là lễ cúng ông bà, còn được biết đến rộng rãi trong ý nghĩa là lễ “xá tội vong nhân”. Lễ mang đậm tinh thần vị tha, bao dung, biết ơn và thành kính. Không chỉ tạ ơn những người đã khuất mà còn có ý nghĩa chúc phúc cho những người còn sống.

Đua bò tại Bảy Núi (An Giang) trong lễ hội Dolta

Kết quả hình ảnh cho Đua bò tại Bảy Núi

Lễ Dolta cũng được tổ chức trong 3 ngày, từ 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch. Ngày đầu tiên, bà con dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ tổ tiên. Chiều đến, gia chủ cúng linh hồn ông bà rồi sau đó mời ông bà cùng tới chùa nghe kinh Phật. Chiều ngày thứ hai, mọi người làm lễ rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa. Ngày thứ 3, cũng là ngày kết thúc, các gia đình đều chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Đây được gọi là “cúng tiễn đưa”. Lễ Dolta chỉ kết thúc sau khi nghi thức này hoàn tất.
Trong lễ Dolta, bao giờ người ta cũng tổ chức đua bò. Đây đã trở thành nét đẹp trong cuộc sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Đua bò diễn ra hàng năm. Nơi tổ chức đua bò thường là bãi đất trống, bằng phẳng, dài 200 m và rộng 100 m, có nước xăm xắp, đảm bảo độ trơn của bùn. Những đôi bò thường ngày vẫn cày ruộng hoặc kéo xe, nhưng trước khi đua chừng một tháng chúng được chăm sóc kĩ lưỡng, đầy đủ sức khỏe cũng như rất hăng hái. Nhiều nơi trong vùng Tây Nam Bộ có tổ chức đua bò, nhưng hội đua bò Bảy Núi (An Giang) là nổi tiếng nhất. Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt. Gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc một cây xà-lul lúc cần sẽ chích mạnh vào mông con bò khiến nó buộc phải lao nhanh về phía trước. Đua bò khác với đua ngựa. Nếu đua ngựa thì mỗi người cưỡi 1 con, còn đua bò thì một người phải điều khiển 2 con, nó có cái khó riêng của nó nhất là làm sao cho 2 con bò phải đạt tốc độ đồng đều.

Đua ghe Ngo lễ hội Ok om Bok

Kết quả hình ảnh cho Đua ghe Ngo lễ hội Ok om Bok

Lễ hội Ok om Bok cũng là một lễ hội khác của người Khmer, mang ý nghĩa của một lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu mùa. Trong quan niệm của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày Rằm tháng 10 âm lịch. Do là lễ cũng Trăng, nên thường được tổ chức vào buổi tối, khi không gian thanh bình vằng vặc ánh trăng. Bà con dâng lên thần Mặt Trăng các sản vật mùa màng để tỏ lòng biết ơn, đồng thời xin Thần phù hộ để mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Trong mâm lễ, bao giờ cũng có cốm dẹp, chuối và mía. Với lễ hội Ok om Bok, không chỉ có vầng trăng soi sáng mà không gian còn lộng lẫy, huyền ảo bởi những chiếc đèn nước, với niềm tin là mình đang gửi tới các vị thần mơ ước, khát vọng và sẽ được Thần biết đến.
Trong lễ hội Ok om Bok, người ta còn tổ chức đua Ngo. Ghe Ngo dài khoảng 22-24 m, ngang 1,2 m, có từ 50 đến 60 tay bơi. Mũi và lái của ghe cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe của mình. Việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe. Đây không chỉ là cuộc đua thể thao, mà sâu xa bên trong chính là nghi thức tiễn đưa thần nước về với biển cả. Đây cũng là một nghi thức tới thần rắn Nagar, với việc Thần đã biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Lễ hội Ok om Bok còn được là lễ “đút cốm dẹp”, với việc mọi người thưởng thức những hạt cốm nếp đầu mùa. Cùng đó, bà con còn tổ chức thả đèn nước dưới sông để cúng dấu chân còn lưu lại của Đức Phật trên sông.
Lễ Nhập hạ được bà con Khmer tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc. Đây cũng là dịp để bà con dâng vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng tại chùa trong 3 tháng Nhập hạ. Trong 3 tháng Nhập hạ (từ ngày 15-6 đến 15-9 âm lịch), ngoài việc thắp đèn cầy, các chùa Khmer còn đánh trống vào 2 buổi sáng (bắt đầu từ 4 giờ - 5 giờ) và chiều (từ 16 - 17 giờ) để giúp cho đồng bào của phum sóc chủ động được thời gian trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
Lễ hội của dân tộc Khmer Nam Bộ được xem là hệ thống di sản mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử, có sự cuốn hút không chỉ đối với bà con Khmer mà cả với bà con các dân tộc khác ở Tây Nam Bộ.

BẮC PHONG (tổng hợp)

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Các lễ hội độc đáo nổi tiếng ở Campuchia

Đa số những lễ hội nổi tiếng ở Campuchia thường có liên quan đến các nghi lễ Phật giáo Nam tông. Chúng đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân. Ngay cả cuộc chiến tranh đẫm máu thời Khmer Đỏ cũng không thể tiêu diệt được những ngày lễ này. Nếu đi tour du lịch Campuchia vào thời điểm diễn ra lễ hội, du khách sẽ thấy được nhiều phong tục tập quán và tôn giáo đặc sắc của người dân địa phương.

1. Ngày chiến thắng chế độ Diệt chủng (07/01)

Đây là ngày lễ rất đặc biệt đối với người dân Campuchia vì nó đánh dấu sự kiện đất nước thoát khỏi nạn diệt chủng của thời Khmer Đỏ. Vào ngày này, các cuộc diễu hành thường được chính phủ Campuchia tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân đã mất.

2. Lễ hội Meak Bochea


Lễ rước nến vào ngày Meak Bochea ở Campuchia

Meak Bochea là một lễ hội rất quan trọng ở Campuchia. Nó được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài. Thường diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hàng năm, các phật tử ăn mừng bằng cách tham gia rước nến ở một ngôi chùa gần đó.

3. Ngày Tết truyền thống của người Khmer (Chaul Chnam Thmey)

Người Khmer vui vẻ tạt nước trong ngày Tết Chaul Chnam Thmey

Là một trong các lễ hội nổi tiếng ở Campuchia, người dân địa phương sẽ nghỉ ngơi, dọn dẹp nhà cửa và làm công đức tại đền thờ trong ngày lễ Chaul Chnam Thmey. Ngoài ra, du khách sẽ còn thấy được một cuộc chiến nước vui nhộn trên đường phố nếu đi du lịch Campuchia vào thời điểm này.

4. Ngày Đức Phật – Vesaka Bochea (17/04)

Vesaka Bochea là một ngày tưởng niệm 3 cột mốc quan trọng của Đức Phật: sinh ra, giác ngộ và đi vào cõi Niết Bàn. Các Phật tử sẽ làm lễ tại chùa và tặng thực phẩm, quần áo cho các nhà sư địa phương.

5. Lễ cày bừa Hoàng gia (Pithi Chrat Preah Neanng Korl)

Lễ cày bừa Hoàng gia ở Campuchia

Đây là một trong các lễ hội nổi tiếng, đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của mùa trồng lúa ở Campuchia. Người dân Khmer tin rằng buổi lễ có thể đem lại một vụ mùa bội thu, tránh được hạn hán và lũ lụt.

6. Sinh nhật của Đức vua Campuchia

Đức vua kỉ niệm ngày sinh nhật của mình chỉ đơn giản là cúng dường cho nhà sư và tặng đồ cho người nghèo ở Campuchia. Nhưng chính phủ sẽ cho người dân nghỉ 3 ngày. Trên đường phố treo rất nhiều biểu ngữ và có các buổi nhảy múa để chúc mừng sinh nhật Đức vua Campuchia.

7. Ngày Tổ tiên – Pchum Ben

Khung cảnh trong chùa ở campuchia vào ngày Pchum ben

Pchum Ben là một ngày lễ hết sức thiêng liêng với người dân Campuchia. Vào ngày này, họ thường đến thăm ít nhất 7 ngôi chùa để cúng cầu an cho người thân đã mất và thắp nến dẫn đường cho các linh hồn. Người Khmer cũng rải gạo trên sân xung quanh chùa để những linh hồn tổ tiên có thể ăn được.

8. Ngày quốc khánh Campuchia (09/11)


Tượng đài độc lập ở Campuchia

Đây là ngày kỉ niệm độc lập của đất nước Campuchia sau khi bị thực dân Pháp đô hộ. Tượng đài độc lập nằm tại trung tâm Phnom Penh được thắp sáng ngọn lửa chiến thắng dưới sự chứng kiến của toàn thể người dân Campuchia. Ngoài ra thì cũng có một vài hoạt động văn hoá, diễu hành trên đại lộ Norodom và đốt pháo hoa vào buổi tối. Du khách có thể ghé tham quan tượng đài Độc lập trong chuyến du lịch Campuchia của mình.

9. Lễ hội nước – Bon Om Touk


Người dân tập trung đông vui coi đua thuyền ngày lễ Bon Om Touk

Lễ hội nước Bon Om Touk ở Campuchia diễn ra mỗi năm một lần vào ngày trăng tròn trong tháng Phật giáo Kadeuk (thường là tháng 11). Điểm đặc trưng của lễ hội là cuộc đua thuyền hoành tráng trên sông. Người dân đều tập trung ra bến cảng Sisowath để cổ vũ thuyền yêu thích của họ.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Những lễ hội đặc sắc ai cũng muốn khám phá tại Ấn Độ

1. Lễ hội Ánh sáng - Diwali festival

Đây là một lễ hội truyền thống ở Ấn Độ và cũng là lễ hội chính của đạo Hindu được diễn ra trong 5 ngày để chào đón một năm mới trong đạo Hindu và cũng thể hiện sức mạnh của chính nghĩa, đặc biệt là chiến thắng của anh hùng Lord Rama và nàng Sita-vợ anh trước những kẻ xấu. Lễ hội này diễn ra vào khoảng giữa tháng 10 hoặc tháng 11 trong năm.


2. Lễ hội màu sắc - Holi festival

Lễ hội màu sắc này thường tổ chức hàng năm vào dịp trung tuần tháng 3, đây là lễ hội đặc sắc ở Ấn Độ của cộng động người Hindu. Vào dịp diễn ra lễ hội truyền thống ở Ấn Độ này, những người tham gia lễ hội sẽ ném bột màu hoặc pha màu với nước và ném vào nhau. Người nào nhận được càng nhiều màu thì coi như năm đó sẽ có nhiều may mắn. Vào ngày đó, đi ra ngoài đường sẽ không nhận ra ai với ai, vì ai mặt mũi và quần áo cùng đầy màu sắc, phải mất mấy ngày sau mới tẩy rửa hết được.

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội màu sắc - Holi festival

3. Lễ hội Ganesha - Ganesha festival 

Lễ hội Ganesha là lễ hội ở Ấn Độ được diễn ra từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 hàng năm. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, kỷ niệm ngày sinh của của thần Ganesh đầu voi thân người. Trong thần thoại Ấn Độ, Ganesha là con của thần Siva và nữ thần Parvati. Theo tín đồ Ấn Độ giáo thì Ganesha là vị thần thông thái, luôn mang lại may mắn và hạnh phúc cho con người. Vì vậy Ganesha được yêu mến nhất Ấn Độ.Tượng thần Ganesha được rước diễn đi khắp nơi từ đồng quê đến thành thị. Vào ngày cuối cùng của lễ hội, tượng thần Ganesh được đặt lên xe, rước qua các thành phố trước khi được thả xuống một dòng sông, ao hồ, biển. 


Vị thần Ganesha đem lại hạnh phúc và may mắn cho con người

4. Lễ hội Ugadi ở Hyderabad

Đây là lễ hội nhỏ của người dân ở Tarnaka, thuộc thủ phủ bang Andra Pradesh. Lễ hội độc đáo ở Ấn Độ này những người tham gia sẽ hóa trang thành những vị thần, vị đeo vòng hoa, vị cầm vũ khí và nhảy múa, mỗi điễu nhảy đều mang ý nghĩa xua đuổi cái xấu và đón những điều may mắn cho người dân.


5. Lễ hội gió mùa

Lễ hội gió mùa là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ấn Độ (đặc biệt ở vùng Rajasthan), bao gồm hai lễ hội chính là lễ hội Teej và lễ hội đánh đu. Vào thứ 3 của tuần trăng sang trong tháng lễ hội (tháng 7-8) sẽ tổ chức lễ hội Teej. Lễ hội Teej chủ yếu dành cho những người con gái trong gia đình. Phụ nữ trẻ, cô dâu, phụ nữ lớn tuổi mặc trang phục truyền thống, trang điểm lộng lẫy đi dự hội. Tiếp đó là lễ hội đánh đu diễn ra vào ngày thứ 10 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội Shravan có ý nghĩa mang đến sự thư giãn cho thần thánh vì người địa phương tin rằng thần thánh cũng có thời gian thư giãn. Lễ hội được tổ chức rất lớn tại đền thờ thần Jagannath ở Puri trong tháng 8 và thu hút rất nhiều người tham dự.


Nguồn: Sưu tầm