Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Những lễ hội đặc sắc ở Phan Thiết - Bình Thuận

Phan Thiết là một vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng rất đặc sắc. Đây cũng chính là điểm mạnh để du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận và tìm hiểu về một số lễ hội chính ở Phan Thiết.

Lễ hội Dinh Thầy Thím

Là một trong số ít những lễ hội phía Nam được đưa vào từ điển Lễ hội Việt Nam, Lễ hội Dinh Thầy Thím với khung cảnh thiên nhiên hữu tình và nét đặc sắc của riêng mình, đã mỗi ngày thêm thu hút đông đảo du khách gần xa tới Phan Thiết.

Hội Dinh Thầy có nhiều hoạt động mang sắc thái tín ngưỡng, người ta tin rằng Thầy Thím rất linh thiêng, khách hành hương Phan Thiết thành tâm sẽ được may mắn, bình an. Người ta dâng lễ vật chay vào tối ngày 15, cỗ chay và cỗ mặn vào ngày 16 tháng 9.


Lễ hội Nghinh Ông


Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội của đồng bào người Hoa tại Phan Thiết tưởng nhớ đến Quan Thanh Đế quân (Quan Công), mang ý nghĩa văn hóa dân gian, thể hiện mong ước sự bình an, hạnh phúc và cuộc sống ấm no cho cả cộng đồng. Đây là lễ hội được đánh giá còn lưu giữ được hầu hết những giá trị văn hóa cổ truyền dù đã có “tuổi đời” gần 200 năm. Lễ hội được tổ chức 2 năm một lần, thu hút rất đông đảo đồng bào người Hoa từ khắp nơi và du khách về Phan Thiết dự lễ.

Tham gia diễu hành là 4 bang hội người Hoa: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam, Triều Châu hóa trang với trang phục truyền thống, thành các nhân vật như Quan Công, Trương Phi, Bát Tiên, Tiên Nữ, Tôn Ngộ Không, Quan Thế Âm bồ Tát… Đặc biệt là màn diễu hành của con Rồng Thanh Long được xem là dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á.


Lễ hội Cầu ngư


Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội Cầu Ngư có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.

Lễ hội Cầu Ngư ở dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết thường diễn ra vào ngày 20/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng, bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ta, còn có các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển như hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các Vạn với nhau như câu ca xưa còn truyền lại:

Dưới sông sắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chìa Trạo ca
(Hát chèo Bả Trạo)

Việc thờ tự, cúng tế, lễ hội ở Vạn nhằm hướng con người về với cội nguồn, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.

Lễ hội Trung thu


Lễ hội Trung thu được tổ chức hàng năm vào đêm 14/8 Âm lịch ở thành phố Phan Thiết, du khách sẽ đắm mình trong không khí lễ hội hoành tráng với muôn sắc màu lung linh rực rỡ của đèn hoa được các em thiếu niên diễu hành trong đêm Trung thu trên các đường phố trung tâm, thể hiện nét văn hóa đặc sắc và dấu ấn thiêng liêng đối với mỗi người dù người lớn hay nhỏ, bởi ai cũng đã trải qua quãng thời gian thơ ấu với những kỷ niệm đẹp.

Đêm hội Trung thu chẳng những thể hiện nét đặc sắc, cái đẹp lung linh huyền ảo, mà nó còn mang ý nghĩa xã hội – nhân văn – kinh tế. Với những nét đặc sắc, độc đáo riêng của mình, lễ hội Trung thu tại thành phố Phan Thiết đã được sắc kỷ lịch Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất trong nước thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương cùng tham gia.


Lễ hội đua thuyền

Vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán hàng năm, trên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết diễn ra hội đua thuyền, đây là một trong những hoạt động thể thao lâu đời, gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây mỗi dịp xuân về. Trong không khí tưng bừng náo nhiệt của những ngày đầu năm, hàng vạn người dân tập trung hai bên bờ sông để xem và cổ vũ cho những đội thuyền từ khắp các nơi về đua tài. Từ trên bờ sông nhìn xuống, những chiếc thuyền đua như những mũi tên xé nước lao trên dòng nước trong xanh, trong tiếng hò dô vang dội của các tay chèo, hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của người xem tạo thành một bản hòa tấu của ngày hội rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của địa phương.


Lễ hội Katê

Hai tỉnh có nhiều cư dân Chăm như Ninh Thuận và Bình Thuận cùng tổ chức lễ hội Katê vào ngày 1/7 Chăm lịch hằng năm (từ 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại các đền, tháp, sau đó chuyển về các gia đình ở Phan Thiết.


Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn. Đây là lễ tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như: Pôklông Garai, Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là dịp viếng thăm, gặp gỡ các người thân...

Lể hội này ở Phan Thiết bắt đầu vào buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng... Khi trời sắp tối là kết thúc nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ, múa hát...

Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Ra Glai trên núi cũng xuống phan thiet dự hội, chia sẻ niềm vui với người Chăm.
\

Lễ hội Cầu yên

Là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm tại Phan Thiết, được tổ chức hằng năm tại các xóm làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch, kéo dài khoảng 3 ngày, 3 đêm.

Dân làng làm lễ Cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành vào lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của người dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền.

Ngoài ra, đồng bào dân tộc Chăm ở Phan Thiết thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Đảo, lễ Rija Nưga, lễ Dấp Đập, lễ Cấm Phòng...

Lễ hội thả diều


Lễ hội quy tụ hàng trăm cánh diều đầy màu sắc, có nhiều hình dạng độc đáo, sáng tạo và kích thước đa dạng. Có thể kể đến như diều truyền thống, diều khí động học, diều quay… Trong đó, chủ yếu là những cánh diều động vật biển như bạch tuột, cá, mực, cua,…Một số cánh diều đại bàng, diều phượng hoàng, diều siêu nhân, diều quốc kỳ Việt Nam, diều lục giác truyền thống Nhật Bản,... cũng xuất hiện tại lễ hội. Có những con diều to lớn hơn chục mét và cũng có những cánh diều bé nhỏ chỉ bằng bàn tay người lớn.

Trên bãi biển lộng gió ngày hè, người dân địa phương và du khách trong nước lẫn quốc tế nô nức tụ họp đông đúc để thả diều và ngắm những cánh diều. Trong chuyến du lịch Phan Thiết, du khách sẽ được tìm hiểu về nghệ thuật diều từ các nghệ nhân, chiêm ngưỡng những cánh diều căng gió và thả cánh diều của riêng mình lên bầu trời xanh bao la, mênh mông.


Lễ hội diều không chỉ là sân chơi tưng bừng, nhộn nhịp mà nó còn là hoạt động hè đầy ý nghĩa đối với người dân, du khách từ trẻ em đến người lớn. Lễ hội diều như làn gió mát, thổi bay không khí nóng nực của ngày hè và đem đến cho du khách không gian bình yên, thanh bình giữa biển xanh, cát vàng và bầu trời mênh mông.

Sưu tầm

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Lễ hội tháp Bà Ponagar Nha Trang



Lễ hội Tháp Bà PoNagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Không gian lễ hội đã vượt ra ngoài phạm vi tỉnh Khánh Hòa. Ngoài người dân Khánh Hòa và người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận về tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người dân một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế, thành phố Hồ Chí Minh… Lễ hội Tháp Bà là nơi hội tụ của các tộc người Kinh, Chăm, Raglai và các cộng đồng tộc người khác ở miền Trung và Tây Nguyên.

Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:

Lễ thay y: Nghi lễ được tiến hành ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm (5 loại). Hiện nay, lễ thay y không còn là nghi lễ mà các thiếu nữ trong xóm Bóng thay y Mẫu, thay vào đó là một số phụ nữ lớn tuổi thực hiện. Sau khi tắm tượng xong, Thánh Mẫu được mặc xiêm y và mũ miện mới do người dân dâng cúng.



Các đoàn chuẩn bị hoa quả và lễ dâng cúng Mẫu 

Lễ thả hoa đăng: Nghi lễ diễn ra ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Đoàn rước từ tháp xuống xóm Bóng và đến đàn tế lễ bên dòng sông Cái. Cầu siêu xong, các thuyền trên sông đốt nến thả đăng khiến cho một khúc sông trở nên lung linh, huyền ảo.


Các đoàn dự lễ chuẩn bị thả hoa đăng

Lễ cầu Quốc thái dân an: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa chủ trì lễ cúng. Lễ hoàn kinh, cúng thí thực: Nghi lễ diễn ra trưa ngày 21 tháng 3 Âm lịch.

Dâng lễ Mẫu: Nghi lễ diễn ra giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu.

Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu.


Đồng bào Chăm dâng lễ Mẹ xứ sở 

Múa Bóng và Hát văn: Diễn ra trong suốt các ngày lễ hội. Do diện tích trong tháp nhỏ, hẹp nên hạn chế số người vào tháp, các thành viên còn lại của đoàn đứng hầu lễ Mẫu ở sân tháp Chính. Sau đó các đoàn biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước Mandapa. Bên cạnh đó, trong những ngày diễn ra lễ hội còn có những buổi biểu diễn các tích tuồng cổ liên quan đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu… luôn thu hút bà con nhân dân đến xem trong suốt dịp lễ hội.


Múa bóng ở lễ hội Tháp Bà Pô Nagar

Tất cả những hoạt động diễn ra trong lễ hội ở di tích tháp Bà Pô Nagar với không khí trang nghiêm, thể hiện tấm lòng thành kính, cùng không khí nhộn nhịp và hồ hởi càng làm tăng “tính thiêng” cho lễ hội tháp Bà PoNagar Nha Trang – Khánh Hòa.

Giá trị của di sản văn hóa

Lễ hội Tháp Bà PoNagar là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc trên dải đất miền Trung. Lễ hội là hoạt động góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Những nghi lễ, vật phẩm thờ cúng, trang phục truyền thống, điệu múa Bóng, vở tuồng cổ… được tái hiện trong lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, cũng như nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Mạch nguồn văn hóa tự chảy và ngấm dần qua các thế hệ mà không bị mai một theo thời gian.

Chính nhờ tín ngưỡng thờ Thiên Y Thánh Mẫu đã thấm sâu và chảy mãi trong dân gian nên đã có sức sống lâu bền trong đời sống tâm linh của người dân. Vì vậy, hàng năm những ngày diễn ra lễ hội bà con nhân dân khắp nơi hành hương về tháp Bà để cảm tạ ơn Mẫu và cầu xin Mẫu ban cho có sức khỏe, làm ăn được no đủ, tránh mọi tai ương, bệnh tât… Từ những người mẹ bao dung, tần tảo, đôn hậu trong mỗi gia đình, người dân Khánh Hòa đã tái tạo hình ảnh người Mẹ chung của cộng đồng, một người Mẹ tinh thần giúp con dân mạnh mẽ và có niềm tin để vượt qua những khó khăn, lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống ấm no,hạnh phúc.

Nét đặc sắc nhất ở lễ hội tháp Bà ngày nay còn được mọi người nhắc đến và quan tâm chính là điệu múa Bóng. Điệu múa đã được gắn với địa danh đi vào lịch sử với tên gọi xóm Bóng, cầu Xóm Bóng và đi vào thơ ca, nằm sâu trong tiềm thức nhiều người:

Ai về xóm Bóng quê nhà
Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn không?

Thể thường tre lụy còn măng
Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành…


Về hình thức múa Bóng, còn được gọi là múa Dâng bông, tức là người ta kết hoa thành mâm hay hình tháp rồi đội lên đầu và múa. Nhưng cái tài tình của người vũ công là thân hình lắc lư, tay múa và chân nhảy theo điệu nhạc nhưng những bông hoa không hề bị rơi xuống đất. Mô tả về múa Bóng, Quách Tấn đã từng viết: “Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đoanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẫy. Họ múa rất khéo và rất tài. Chẳng những đôi tay đôi chân luôn luôn cử động, vừa dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn không đỡ mà vẫn không hề lay không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình nâng đỡ. Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục” [1].

Ngày nay, các đoàn về dự lễ hội, sau khi dâng lễ sẽ tham gia múa Bóng ở tháp Bà Pô Nagar, những điệu múa Bóng đã ít nhiều bị ảnh hưởng của Đạo giáo dân gian.

Đối với múa Bóng của người Chăm: “Trình thức này [2] có phần múa là đặc biệt của Shiva giáo. Trong ba vị thần Tân Bàlamôn chỉ có Shiva là thần múa với điệu múa thiêng nổi tiếng và có tướng múa. Hiện nay, trong các lễ hội Chăm tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận như các lễ Rija, Katê đều có múa. Khi mời vị thần nào thì hát bài thánh ca và múa điệu múa riêng cho vị thần đó. Người múa là bà Bóng, ông Kain của Ahier hay ông vũ sư Acar trong Aval [3]. Tư liệu xưa về xóm Bóng bên cầu Hara cạnh Tháp Bà ở Nha Trang ghi nhớ sự có mặt của một đội ngũ múa Bóng chuyên nghiệp – Bà Bóng tức Muk Pajơw – múa hầu Shiva và sakti. Nhưng khi dịch Muk Pajơw (có khi viết Mưk Pajau) thành Bà Bóng thì đã diễn đạt theo Đạo giáo dân gian. Tư liệu về lễ hội Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận hiện nay thì người múa đã có thể là người Ahier hay người Aval và trong múa thiêng đã có dấu ấn lên đồng của Đạo giáo dân gian. Còn trong các nghi lễ có thêm vẽ bùa yểm trấn, dùng hình nhân thế mạng thì ảnh hưởng Đạo giáo càng rõ rệt. Đạo giáo dân gian hội nhập vào Tân Bàlamôn giáo và Bàni giáo là hiện tượng muộn” [4].

Ghi nhận những giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở di tích Tháp Bà Nha Trang, năm 2012, lễ hội Tháp Bà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội Tháp Bà là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử. Thông qua lễ hội, du khách trong và ngoài nước, những nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử, về những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của con người và mảnh đất Khánh Hòa.

Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh

[1] Quách Tấn (2002) (tái bản), Xứ Trầm hương, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa.
[2] Các nghi lễ của người Chăm.
[3] Ahier: Trước – Bàlamôn giáo; Aval: Sau – Bàni giáo.
[4] Nguyễn Duy Hinh (2010), Người Chăm – Xưa và Nay, Nxb Từ điển Bách Khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Lễ hội Caribana ở Toronto - Canada

Hơn một triệu khách du lịch được dự kiến ở Toronto trong ngày cuối tuần dài tháng Tám để trải nghiệm tất cả mọi thứ Caribana đã cung cấp. Vẻ đẹp của Caribana ở Toronto là khán giả đa dạng nó thu hút: tất cả mọi người từ các gia đình trên khắp Canada và Mỹ, người độc thân trẻ tìm kiếm một thời gian tốt, để nổi tiếng ném Caribana theo chủ đề bên trong các câu lạc bộ trên khắp Toronto thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 


Hàng năm cứ vào khoảng trung tuần của tháng bảy, nếu bạn là một trong hằng triệu người du khách từ các nước trên giới đang viếng thăm thành phố Toronto-Canada như những ngày hôm nay,chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy trên khắp nẻo đường phố lớn ở thủ đô này sao thấy quá nhiều người sắc dân da màu, đen cũng như đỏ đang tụ tập đây đó hay du lảng thành từng nhóm trên những khu phố buôn bán sầm uất, các cửa hàng hiệu nổi tiếng hay quanh các quán ăn ngoài trời cạnh bờ hồ của con lộ Lakeshore Boulevard cũng như trong những khách sạn đắc tiền quanh khu vực dưới phố của Toronto,một thành phố khá xô bồ và náo nhịp về kinh tế cũng như đông di dân đứng bậc thứ hai sau thành phố NewYork-USA của vùng Bắc Mỹ này thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 


Do đó qua một số tinh ý nào đó bạn sẽ nhận ra những du khách này không ăn mặc giống như những dân bản xứ dù cùng một màu da, hay đi trên những cỗ xe bình thường mà họ chính là những thượng khách da màu sang trọng,chỉ nhìn cách ăn mặc hở hang đầy muôn màu sắc thật “bắt” mắt của họ thì tôi đã đoán ngay ra họ là những vũ công chuyên nghiệp hay amateur nào đó từ các tiểu bang bên Mỹ hay xa hơn là những sắc dân da màu sống trên các miền biển đảo của Nam Mỹ như Jamaica,Tobago,Guyana,Trinidad… và cũng chính từ những “kinh nghiệm”quan sát này đã làm tôi nghĩ ngay đến cái không khí đang HOT nhất của thành phố Toronto đây đang sữa soạn tưng bừng khai vị cho ba tuần lễ ăn chơi, biểu diễn văn nghệ cũng như trưng bày thực phẩm đa dạng miền nhiệt đới của vùng biển Caribbean Sea thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 


Trong những tài liệu du lịch về Nam Mỹ cũng nói về các vùng biển này còn được gọi là Caribbean Islands vì đây là trong những vùng biển đảo nhiệt đới lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 2,754,000 km vuông,nằm giữa hai bờ biển phía đông bắc là Đại Tây Dương và tây nam là biển Thái Bình Dương, được bao quanh bởi hàng ngàn quần đảo nhỏ mà tượng trưng trong đó có nhiều quốc gia được nghe nói nhiều nhất như Costa Rica,Cuba,Mexico,Venezula hay Dominican Repuplic…vì ngoài những lý do chính trị như ở Cuba hay Venezula thì tư thế của các quốc đảo biển này còn đóng một vai trò sống còn trong việc xuất cảng hàng đầu về hải sản cũng như trái cây, rau cải nhiệt đới cho vùng Bắc Mỹ và hơn thế nữa trong kỹ nghệ du lịch cũng đóng một vai trò khá quan trọng mà có người còn mệnh danh cho đây là những vùng đảo eo biển thiên đàng để trốn lạnh của bản dân Cana-Điên “ đất lạnh tình nồng”này nữa !


Và lẽ đương nhiên khi nói đến nền văn hóa của những giống dân vùng đảo biển nhiệt đới này thì chúng ta không thể chỉ dừng ở chỗ cách ăn hay ở như thế nào mà chủ yếu là cách ăn chơi của họ thì phải nói xin chào thua các bạn ạ ! những cái nghiệp dư được ví von như là “Born To Dance hay Born To Jump là không sai vào đâu cả và như đã ăn thấm vào dòng máu của họ từ khi mới ra đời và đặc biệt cơ hội để vui chơi trong những cuộc lễ này của họ đâu phải chỉ ngừng trong một ngày hay một đêm mà thường kéo dài đến cả 3 tuần như Lễ Hội Caribbean Carnival kỳ này tại đây vậy.Và kể từ năm 2006 danh từ này đã được chính thức hóa gọi là CARIBANA thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 

Cũng theo một bản tường trình của chánh phủ liên bang tỉnh Ontario cho biết họ phải chuẩn bị bản báo cáo này và được chấp thuận thông qua hơn từ cả một năm trước. Kèm theo đó là những vấn đề bảo đảm an toàn về kỷ thuật đồ hình các cỗ xe nặng hàng ngàn cân kê chở những con thú giả hay cành bông hoa lá làm bằng sắt thép cũng như việc thiết kế xây dựng các bộ trang phục hóa trang bằng kim loại phải được lên chương trình cho đến ngày ra mắt tuần lễ đầu tháng bảy năm 2016 mùa hè năm nay, đánh dấu lần thứ 49th giới thiệu với thế giới đó đây một sự đột phá về ẩm thực nhiệt đới thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 


Về văn hoá cũng như về một cuộc diễn hành vĩ đại như muốn nổ tung cả một bầu trời phía nam của thành phố, ở một ý nghĩa khác tôi tạm gọi như là một cuộc hành hương qua các giai điệu về âm nhạc Thần Thánh của các giống dân vùng biển Caribbean qua các giai điệu của Calypso (loại âm điệu mang phong cách Phi Châu Afro-Caribbean mang nguồn gốc của bán đảo Jamaica) của Soca hay Kosa (loại âm điệu thần thánh của ma quỹ, nguồn gốc từ các vùng đảo nhỏ ở Trinidad và Tobago) hay phổ biến nhiều nhất là dư âm của Reggae ( thể loại âm nhạc giống dân tộc thiểu số trên đảo Jamaica từ năm 1960) và nói chung sống trên cả ngàn hòn đảo với sự tôn thờ các vị thần thánh khác nhau thì thử hỏi làm sao có thể kể hết có biết bao nhiêu dòng nhạc để cùng nhau giao hưởng trên cùng một đoàn diễn hành như kiểu “Rước Kiệu để Tế Thần” này vậy !? thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò.


Thay vì nói “The Grand Parade” là cuộc đại diễn hành thì không đúng nghĩa cho bằng đó là một cuộc Hành Hương Tế Thần cực kỳ tráng lệ và hơn bốn mươi năm qua được coi như một sự kiện có tính cách quốc tế, là một trong những ngày lễ hội văn hoá lớn nhất nhì với Rio Carnival tại Brazil chứ không riêng gì ở xứ Bắc Mỹ này thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 

Chính sự kiện đặc thù của nền văn hóa Nam Mỹ này mà hằng năm đã và đang vẩn thu hút hơn 1,5 triệu du khách trên toàn thế giới viếng thăm tỉnh bang Ontario và ước tính hằng năm lễ hội Caribana này trung bình “cúng” sơ sơ cho nền kinh tế địa phương đây xê xích từ $ 365 triệu ( năm 2015 ) trở lên là chuyện dễ hiểu vì nhất là đang trong thời buổi đồng dollars của Canada đang xuống dốc thê thảm gần hai năm qua thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 

Những cuộc hành hương này không chỉ diễn ra trong một ngày một đêm mà thường kéo dài trong 3 tuần lễ và chủ yếu là hai ngày diễn hành ngoài trời trên suốt con đường chính dài 3,5km của đại lộ Lakeshore Boulevard và một ngày cắm trụ trên hòn đảo Ontario Island để trưng bày những ẩm thực nhiệt đới đặc thù gốc Nam Mỹ cũng như biểu diễn đủ các loại âm nhạc miền đảo Caribbean mà chủ yếu thường gọi là âm điệu Calypso, một loại âm điệu nguồn gốc nguyên thủy từ Trinidad nhưng xuất xứ từ miền Tây Ấn, như kiểu mang lại những dư âm về một thời nô lệ giữa thế kỷ 20 vậy thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 


Cũng theo tài liệu này danh gọi “ Grand Parade”phải đươc coi như một cuộc hành hương vĩ đại, như kiểu rước kiệu tế thần ngoài trời với hơn 11,000 vũ công chuyên nghiệp được ăn mặc hở hang một cách rất tự nhiên,trên người được quấn hay mang đầy những hình ảnh long phụng hay các con thú mang nhiều đủ loại màu sắc cộng thêm với sự đồng hành của 14 đoàn xe tải loại 18 bánh, trên đó sẽ được dàn dựng những dàn nhạc sống với các ống loa loại cực mạnh trên dưới cà ngàn kwatt.

Những chiếc xe tải này được ví coi như là 14 dàn nhạc vừa trình diễn vừa di động với một tốc độ chậm tối thiểu theo những điệp khúc khác nhau. Chủ yếu nghe đến nhiều nhất là âm điệu Samba pha lẩn trong tiếng còi và dư âm từ một dàn trống làm bằng thép đồng thuê xe nghệ an thuê xe cửa lò. 

Gần mười năm trước đây, lần đầu tiên tôi cũng đã có một dịp đi săn hình ảnh cũng như để giải tỏa những tò mò về cuộc diễn hành này nên được biết mỗi một dòng nhạc trên mỗi chiếc xe tải này là một tượng trưng cho một số hình ảnh của các vị Thần Thánh khác nhau do đó một số vũ công nhảy múa theo những chiếc xe tải này đều phải được hóa trang bằng những hình thù giống gần với một vị thần thánh nào đó,thậm chí cả với những những hình ảnh các con giả thù là tượng trưng cho những con quỷ xanh (Blue Devils), quỷ đỏ ( Red Devils) và đôi khi họ cũng phải được phết lên người một màu trắng toát làm bằng sơn bột hay bằng một loại bùn hay dầu khác màu khi phải trình diễn vào những chương trình showbitz trong đêm tối...


Và hôm nay, sau gần mười năm tôi đã trở lại trên những con đại lộ ngày xưa này để mong tìm thấy một cái gì mới lạ trong nền văn hóa của thế giới châu mỹ Latin ngày nay, nhưng vẫn với những tiếng kèn, tiếng trống cùng với những điệu nhảy múa gần như không bao giờ ngơi nghỉ trong suốt 8,9 tiếng đồng dưới cơn nóng gần 33 độ..và một điều rất lạ và..lạ thật cho chính bản thân tôi cũng không bao giờ hiểu vì sao và từ bao giờ tôi lại đam mê những loại thể nhạc “quái gỡ” này? thế nhưng chỉ có ta với ta mới biết rất rõ trong tâm trạng của mình khi lắng nghe những loại nhạc của những vùng đất biển Châu Mỹ Latino này cũng như lúc bước ra sàn để “quay cuồng” nhúng nhảy những điệu khúc quen thuộc như Salsa,Merengue của gió biển hay của Bachata, Samba pha lẩn những tiếng sóng vỗ về đâu đó thì gần như tâm trí của tôi như đã đang bước vào một thế giới “hư không”và.. không còn gì để bận tâm hay nhớ nhung buồn phiền gì nữa !

Đó là chưa nói đến những cách suy nghĩ “rườm rà” cho việc nhảy nhót là cầm tay ôm nhau là vầy là kia như các điệu nhảy ballroom trong các hội hè chúng ta thường thấy.

Thế nhưng là một điều ít ai được biết trong các điệu nhảy của Latino này thì không nhất thiết phải cần đến partner, cùng lúc có thể cùng nhảy với 1, 2 người hay cùng một nhóm và điều quan trọng nhất trong sự lợi ích mà tôi đã tìm thấy trong các lối nhạc này đó là sự dẻo dai cho cơ thể và chắc chắn bạn cũng vậy, nếu chịu vào cuộc thì chắc chắn bạn sẽ tìm thấy được những cảm giác sảng khoái tột cùng cho một cuộc sống KHỎE chứ không phải là chỉ sống vui không thôi là đủ.