Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Lễ hội chùa hương - Mỹ Đức

Đây là một quần thể chùa ở khu vực Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất, linh thiêng nhất là Động Hương Tích. Động Hương Tích còn gọi là Động Hương Sơn. Hương Tích nghĩa là dấu thơm, tương truyền rằng: Đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành và thành đạo tại đây.


Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưỏng ngoạn cảnh đẹp của hình sông thê núi, có cơ hội nhặn biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn

Hương Sơn Chùa Hương là “Một trung tâm Phật giáo Việt Nam”, một “đại danh lam” (sớm nhất là từ thế kỷ XV (Lê Thánh Tông), muộn nhất là thế kỷ XVIII (Lê Huy Tông Chính Hoà thứ 7, 1686). Năm Canh Dần (1770) Trịnh Sâm đã phong nơi đây là “Nam thiên đệ nhất động” (Động Phật thứ nhất trời Nam).

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội chùa Hương – Hà Nội (Mỹ Đức, Hà Tây cũ)

Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiêng vào bậc nhất của nước ta. ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hoá, nghệ thuật đặc sắc. Đốì với khách trong nước cũng như khách quốc tế, ngày xuân trẩy hội chùa Hương là đi vào một cuộc du ngoạn hứng thú: Du sơn, du thủy.

Dãy núi Hương Sơn không đẹp ở chiều cao mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ỏ thế quần tụ, ỏ bô’ cục nhịp nhàng. Nhịp nhàng giữa núi với núi, lại nhịp nhàng giữa núi với nước. Những dòng suối Hương Sơn, đặc biệt là suốỉ Yến đẹp ở sự, hiền hoà giữa hai triền núi. Suối ỏ đây được kết hợp hài hòa với núi.

Muốn đến chùa Hương khách có thể đi với nhiều phương tiện khác nhau. Phương tiện ô tô chở khách từ Hà Nội, từ Nam Định, từ Phủ Lý… đến bến Đục. Từ bến Đục, khách có thể đi bộ theo con đường đá tới bến đò Yến Vì chỉ vài trăm mét. Hàng trăm chiếc thuyền nan, thuyền thúng, thuyền rồng và cả thuyền gắn máy đã sẵn sàng ỏ bến đò Suối để đưa khách hành hương đến vối Hương Sơn.

Những chiếc thuyền thoi của các cô gái làng Yến Vĩ, cứ đến ngày xuân lại chả khách mười phương vào một cõi rất thực, mà cũng rất mơ – vào đất Phật. Trong trạng thái vui say ấy, du khách gặp những con đò nốì tiếp nhau, đò vào gặp đò ra, trên đò đầy người và cũng màu sắc khăn áo, đầy những tiếng cười nói của mọi người, tiếng niệm Phật cửa các cụ bà, tiếng chào nhau “A Di Đà Phật”.

Khi đi trên suối du khách sẽ được thăm quan núi Đụn, núi Ồng Sư, núi Bà Vãi, núi Mâm Xôi, núi Gà, núi Rồng, núi Trống, núi Chiêng; động Tuyết Quỳnh, hang Sơn Thủy Hữu Tình và giải thích vì sao có núi Giải Oan, hòn Rẹp Rọ, chùa Cửa Võng,…

Cách đò Suốỉ khoảng 600m là chùa Trình (Ngũ Nhạc) khách vào Hương Tích như trình diện khi tối cảnh Phật và lúc ra về cũng vào chùa này như để từ giã cảnh Hương Sơn.

Đi tiếp sẽ là bến Trò (bến đò chùa Ngoài). Chùa Ngoài được gọi là chùa Thiên Trù (bếp nhà Trời) được xây dựng cách đây 3 thế kỷ, nằm lọt giữa một thung lũng nhỏ, xung quanh có ba quả núi cao màu xanh thẫm, trong trí tưởng tượng của ngưòi xưa đó là 3 chân bếp của nhà Tròi.

Theo một số tài liệu mới tìm được thì vua Lê Thánh Tông khi đi tuần thú phương Nam lần thứ hai có qua nơi đây. Trong lúc đóng quân nghỉ lại, nhà vua đặt tên cho khu vực này là Thiên Trù Tinh và thung lũng Phụ Mã.

Sau năm đó lần lượt có ba Hoà thượng (Tỵ Tổ Bồ Tát) chống thuyền trượng tới đây dựng thảo am để toạ thuyền nhập định và đặt tên là “Thiên Trù Tự”. Chùa này có một gác chuông khá lớn – gọi là Gác chuông chùa Thiên Trù. Gác chuông chùa Thiên Trù là một khối gần vuông cao 8,2m, dài 9,2m, rộng 7,8m. Cấu trúc gồm 4 cột cái ở trong, đỡ ba tầng mái, bốn góc cong nét đao mũi rồng và 12 cột quân vòng ngoài đón mái.

Từ dưới sân chùa trông lên, gác chuông giống như một bông sen cách điệu nhiều cánh, mang đậm phong cách dân gian độc đáo mà chúng ta thường gặp ở các công trình kiến trúc tôn giáo cổ.

Kết quả hình ảnh cho Lễ hội chùa Hương – Hà Nội (Mỹ Đức, Hà Tây cũ)

Chừa Thiên Trù còn có nhà Tam Bảo được kiến trúc theo kiểu chữ đinh hai tầng, kết hợp chồng diêm, tầng trên ba gian, tầng dưới là nhà Đại bái bảy gian. Hậu cung hai tầng là nơi thờ Phật. Giữa điện thờ Phật có tượng Nam Hải Quan Thế Âm bằng đá lấy nguyên mẫu tượng thờ trong động Hương Tích (được phóng to 2,5 lần, cao 2,8m), uy nghi trên bệ Phật. Theo ghi chép trong lịch sử thì nhà Tam Bảo được xây dựng và hoàn thành vào năm 1989.

Từ Thiên Trù, trên con đường đá men theo sườn núi vào chùa Trong (động Hương Tích). Đường lên động gập ghềnh, vì cái đẹp của núi và của động cũng một phần ở chính sự “gập gềnh mấy lối uốn thang mây”.

Trên đường vào chùa Trong có lối rẽ ra chùa Tiên. Chùa này thực chất là một hang đá rộng rãi, nhưng cửa ra vào lại là một khe nứt giữa một quả núi đá chỉ vừa người lách qua. Trong chùa có những pho tượng đá, khi đặt ngọn đèn phía sau lưng, thì cả pho tượng trong suốt, như một khốĩ hồng ngọc. Đi tiếp lên, du khách sẽ gặp chùa Giải Oan, vì chùa có một giếng nhỏ do mạch ngầm từ trong suối chảy ra thành dòng suối nhỏ, nước mát lạnh và trong vắt. Khách thập phương lưu truyền nhau uống nước giếng Giải Oan tâm hồn sẽ thanh thản, nỗi oan nghiệt sẽ tiêu tan. Sở dĩ nước giếng thiêng như thế, vì theo huyền thoại xưa đức Phật đã tắm ở đây để tẩy sạch bụi trần.

Từ chùa Giải Oan du khách gặp tiếp am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh (quen gọi là Tuyết Kinh). Qua núi Trấn Song – có đền Cửa Võng, rồi thẳng tới chùa Trong – động Hương Tích.

“Đệ nhất động” là danh hiệu cao quý mà ngưòi thời xưa đã tặng cho động – chùa Hương Tích.

Theo truyền thuyết thì động là nơi Đức Phật Bà đã tu hành chính quả và đòi sau các chư vị La Hán cũng tu luyện ở đây.

Từ cửa động vào phía trong, du khách được ngắm nhìn nhiều nhũ đá như những công trình điêu khắc của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, khối nhỏ, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưối đất lên. Tất cả đều tùy theo hình thù mà được đặt những cái tên rất dân gian.

Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, ở chân Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giông nhau ở chỗ có những hình trẻ nhỏ nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cô và Núi Cậu được gọi chung là Núi Tiểu Nhi. Núi Cô ở ngang tầm vối Cửu Long Tranh Châu (chín con rồng tranh hòn ngọc) – những nhũ đá ở vòm động buông xuống trông như những con rồng múa lượn. Núi Cậu ở ngang tầm với Sữa Mẹ có hình người đàn bà xoã tóc như người mê mải chăm con, không kịp chải chuốt gì.

Cùng một hàng với núi Cô, Cậu và lui vào phía trong là Cây Bạc, Cây Vàng có rất nhiều những hình tròn lấp lánh như những đồng tiền vàng, bạc. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy những Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén…

Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên tạo ấy là những công trình điêu khắc nhân tạo. Giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc, không những trong động Hương Tích mà trong toàn bộ hệ thông chùa ở Hương Sơn là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng có dáng người thiếu nữ thanh tú, mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Tì Lư (mũ Bồ Tát), nhưng lại có búi tóc và tóc mai. Sau lưng cũng có hai lọn tóc buông xuống, tà áo mềm mại. Chỗ ngồi giông như một tảng đá xù xì, lại cũng giông như một gốc cây cổ thụ. Chân trái để trần đặt trên một bông hoa sen, chân phải co lên. Hai chân co duỗi thoải mái. Tay phải tựa vào chỗ ghồ lên của tảng đá. Tay trái cầm một viên ngọc minh châu. Bên cạnh bông sen dưói chân, là lá sen toả ra mềm mại như có gió lay động. Phía trong động còn có đưòng “Lên Trời”, đường xuông “Địa phủ”.

Muôn thăm hết cảnh Hương Sơn, khách hành hương còn phải leo lên chùa Hinh Bồng (trên đỉnh núi bên phải của chùa ThiênTrù) và động chùa Long Vân. Khi qua Suối Tuyết du khách đến chùa Bảo Đài. Từ Bảo Đài đi bộ đến động Tuyết Sơn. Cửa chùa trông ra cánh đồng lúa xanh mượt, lại bám sát những dải núi, hòn đậm, hòn nhạt, tạo nên màu sắc diệu kỳ của bức tranh hoà hợp khổng lồ.

Trong những dịp hội, thì trung tâm lễ hội là chùa Thiên Trù. Buổi tôi, người ỏ mọi ngả chùa dồn về gặp gỡ, ăn uống và tìm nơi nghỉ đêm. Hàng trăm gian nhà có đủ giường, chiếu do bà con địa phương dựng lên trong dịp xuân để phục vụ khách thập phương. Nhiều tốp thanh niên, học sinh, gia đình… mang theo lều cắm trại ỏ đây để thức với thiên nhiên, với bầu trời cảnh Phật nên thơ này.

Chùa Hương, có đặc sản là rau sắng. Có mơ Hương Tích quả nhỏ, giòn, chỉ chua mà không chát, có hương thơm. Quả lạc tiên và những khúc mai già đun nước uống giúp dễ ngủ và sảng khoái. Có khánh, có tượng Phật Bà, có các tập thơ và những áng văn hay viết về chùa Hương còn lưu truyền muôn thuỏ.

Lễ hội chùa Hương kéo dài từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Du khách có thể đi bằng đường bộ theo hành trình Hà Nội – Hà Đông – Vân Đình – Hương Sơn hoặc từ thị xã Phủ Lý ngược dòng sông áy lên Bốn Đục – Yến Vì – Hương Sơn.

Theo tâm thức của người Việt Nam Hương Sơn được coi là cõi Phật. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Ảm. Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội, có tổ chức múa rồng ỏ sân đển Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.

Hội trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ 15 • 20 tháng 2 (chính hội). Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập từng đoàn người lên lên, xuống xuông.

Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưỏng ngoạn cảnh đẹp của hình sông thê núi, có cơ hội nhặn biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét